Cha mẹ lập di chúc có cần hỏi ý kiến các con?

Bố mẹ chồng tôi có một mảnh đất đang ở, bố chồng tôi đã mất năm 2003, mẹ chồng tôi hiện ở một mình. Trước khi lấy bố chồng tôi, mẹ tôi đã có 3 con riêng. Mảnh đất được cấp khi bố mẹ chồng tôi đã kết hôn, các con riêng của bà đã trưởng thành và đi thoát ly. Đất có giấy tờ hợp pháp, đứng tên mẹ tôi. Bố mẹ chồng tôi có 2 con chung là chồng tôi và em trai. Năm 2009 mẹ chồng tôi có bán đi một phần đất, lấy tiền cho chồng tôi và chú em mua sắm. Nay mẹ chồng tôi muốn để lại cho vợ chồng tôi toàn bộ đất và nhà để sau này thờ cúng ông bà. Tôi muốn hỏi: Nếu mẹ chồng tôi viết di chúc để lại toàn bộ nhà và đất cho vợ chồng tôi thì di chúc có cần phải có ý kiến của các con khác của bà không? Nếu bà làm di chúc không có ý kiến của các anh em chồng tôi thì khi bà mất các con khác của bà (đặc biệt là con riêng) có được phản đối và đòi phân chia lại không? Nếu mẹ chồng tôi không lập di chúc thì tài sản kia sẽ được phân chia như thế nào theo đúng pháp luật?

Trước hết về vấn đề lập di chúc, theo X(BLDS) Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Như vậy mẹ chồng bạn có toàn quyền trong việc lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho vợ chồng bạn mà không cần phải được sự đồng ý của những người con khác.

Sau khi mẹ chồng bạn mất, toàn bộ di sản sẽ được phân chia theo nội dung di chúc trừ trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (điều 669 BLDS). Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật theo hàng thừa kế. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 676 BLDS cụ thể như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy trong trường hợp của gia đình bạn, nếu mẹ chồng bạn có nguyện vọng để lại nhà đât cho vợ chồng bạn để dùng vào việc thờ cúng và cũng để tránh những tranh chấp phát sinh sau này, thì cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất cần xác định đất đứng tên mẹ chồng bạn là tài sản riêng hay là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn bởi tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và việc mẹ chồng bạn một mình đứng tên trên giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc đất này là tài sản riêng của mẹ chồng bạn. Việc xác định này căn cứ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình và nguồn gốc hình thành của tài sản (là tài sản được hình thành do công sức đóng góp, tạo dựng của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, được tặng cho, nhận thừa kế chung hay là tài sản riêng cho được nhận tặng cho riêng, thừa kế riêng, được tạo lập từ nguồn tài sản riêng…). Nếu nhà và đất được xác định là tài sản riêng của mẹ chồng thì như đã trình bày ở trên, mẹ chồng bạn có toàn quyền viết di chúc định đoạt toàn bộ tài sản là nhà đất nói trên. Nhưng nếu đây là tài sản chung của bố mẹ chồng thì khi bố chồng mất thì mẹ chồng bạn chỉ có quyền định đoạt đối với 50% giá trị tài sản. Trừ trường hợp sau khi bố chồng mất, những người đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và tặng cho/ từ chối nhận phần di sản mà mình được hưởng để chuyển toàn bộ quyền sở hữu sang cho một mình mẹ chồng bạn.

Thứ hai, để bảo đảm di chúc hợp pháp khi lập di chúc mẹ chồng bạn nên lập di chúc bằn văn bản có chứng nhận của tổ chức công chứng hoặc chứng thực. Hoặc có thể tham khảo các quy định của BLDS về thừa kế theo di chúc để chọn hình thức di chúc phù hợp và tự lập di chúc cho mình.

Lập di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Lập di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc chia đất cho con mới nhất 2023? Con là người thừa kế theo di chúc có được công chứng di chúc cho cha mẹ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có nhiều đất có bắt buộc phải lập nhiều bản di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lập di chúc không cho bán di sản có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi lập di chúc bằng miệng, có được nhờ hàng xóm làm chứng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Bỏ di chúc cũ, lập di chúc mới?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục lập di chúc trong trường hợp không biết chữ
Hỏi đáp pháp luật
Người lập di chúc để lại một phần di sản cho con của người có thẩm quyền chứng thực
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết đọc, biết viết
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập di chúc
Thư Viện Pháp Luật
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào