Thủ tục lập di chúc trong trường hợp không biết chữ
Trong trường hợp này, mảnh đất vườn là tài sản chung của ông bà. Ông bà cùng có nguyện vọng để lại mảnh đất đó cho vợ chồng con gái út. Vì vậy, theo quy định của Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005, ông bà có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung là mảnh đất đó.
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Vợ ông không biết chữ nên theo quy định tại khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Người làm chứng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể: mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Ông bà có thể lập di chúc theo hai cách sau đây:
* Thứ nhất: Ông có thể thay vợ viết bản di chúc chung nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Vợ ông ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ và ký vào bản di chúc.
Ông bà đem bản di chúc có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của vợ chồng ông; xác nhận và chữ ký của những người làm chứng tới tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để được Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc.
* Thứ hai: Ông bà cũng có thể đến tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để lập di chúc theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau: Ông bà tuyên bố nội dung di chúc trước Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà ông bà đã tuyên bố; ông bà ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của ông bà; Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?
- TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
- Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do làm việc cùng lúc 02 công ty chứng khoán thì có được cấp lại chứng chỉ không?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?