TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2017 TP Hải Phòng như sau:
Điều 1. Tán thành nội dung Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 theo Tờ trình số 245/TTr-UBND ngày 17/11/2017 của Uỷ ban nhân dân thành phố (có thuyết minh Nhiệm vụ kèm theo) với nội dung chính như sau:
· Tên nhiệm vụ
Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
· Thời hạn quy hoạch:
Đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
· Vị trí, phạm vi và ranh giới:
· Vị trí: Là thành phố ven biển thuộc vùng Duyên hải Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 102 km về phía Đông - Đông Nam.
· Phạm vi: Bao gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành chính của thành phố.
· Ranh giới: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
[...]
Như vậy, TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội khoảng 102 km về phía Đông - Đông Nam. TP Hải Phòng giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu phát triển kinh tế của TP Hải Phòng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 3 Mục 2 Quyết định 1516/QĐ-TTg năm 2023, TP Hải Phòng xác định mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2030 đó là:
- Tỷ trọng đóng góp GRDP của thành phố Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,0%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%.
- GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu đồng tương đương khoảng 21.700 USD.
- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 đạt 56 - 59%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 8,9 - 10,7%/năm.
- Kinh tế số đạt khoảng 40% GRDP thành phố.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2030 đạt 300 - 310 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 90 - 98 nghìn tỷ đồng.
Có bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1516/QĐ-TTg năm 2023, có 03 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Cảng biển và dịch vụ logistics: Xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, có dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics. Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
- Chuyển đổi số: Là địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Chuyển đổi số toàn diện theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố dựa trên áp dụng công nghệ số, dữ liệu số. Phát triển mạnh kinh tế số, trước hết là ba trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của dân cư.
Phát triển du lịch: Xây dựng quần thể du lịch biển Cát Bà - Đồ Sơn có sức hấp dẫn cao; kết hợp với Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa; liên kết với các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới. Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các giá trị của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?