Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?

Quần đảo là gì? Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?

Quần đảo là gì?

Căn cứ Điều 19 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định đảo, quần đảo:

Điều 19. Đảo, quần đảo
1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?

Ngày 09/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 194-HĐBT năm 1982 về việc thành lập Huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.

Tại Điều 1 Quyết định 194-HĐBT năm 1982 quy định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Như vậy, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng

Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định chế độ pháp lý của đảo, quần đảo:

Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này.

Như vậy, chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định như sau:

[1] Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.

[2] Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy của các đảo, quần đảo

Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

[3] Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

[4] Chế độ pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

[5] Chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của các đảo, quần đảo

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không;

- Quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

- Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển theo quy định của pháp luật.

[6] Chế độ pháp lý đối với thềm lục địa của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

- Quyền chủ quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

- Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

- Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hà Nội là đô thị loại mấy? Quy mô dân số bao nhiêu mới được lên đô thị loại đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Cà Mau cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, cả nước có 03 thành phố mới được thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Kiên Giang cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Phan Vũ Hiền Mai
10 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa giới hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa giới hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào