Lập di chúc để thừa kế tài sản cho con đẻ
Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế là quyền của người lập di chúc. Như vậy, việc ông bà có ý muốn để lại tài sản của mình cho riêng hai người con đẻ chứ không có con dâu, con rể trong đó là không có gì trái với quy định của pháp luật nên sẽ không có trở ngại nào.
Về việc lập di chúc, pháp luật về thừa kế quy định có các loại di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Di chúc bằng văn bản có các loại như: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong trường hợp của ông bà, nên lập bản di chúc và đến UBND xã, phường, thị trấn để chứng thực hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được chứng nhận.
Bản di chúc cần thể hiện rõ các nội dung như: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Phòng Nghiệp Vụ
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?