Hỏi: Anh Bằng là công nhân công ty HX. Anh được trang bị phương tiện bảo vệ đầu do làm việc ở công trường. Mặc dù vậy, anh Bằng ít khi sử dụng phương tiện bảo vệ hoặc có hành vi không nghiêm túc trong sử dụng phương tiện bảo vệ. Công ty HX có thể xử lý kỷ luật đối với hành vi này của anh Bằng không?
Hỏi: Một bộ phận người lao động của Công ty PQ phải thường xuyên tiếp xúc với nước, rác thải. Đối với những trường hợp này, công ty có cần phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động không?
Hỏi: Doanh nghiệp TT có công nhân làm những công việc cần có phương tiện bảo vệ cá nhân khác nhau. Để thuận lợi và được sự đồng ý của người lao động, doanh nghiệp TT đã cấp phát tiền để những người lao động tự trang bị cho mình. Phương pháp thực hiện của doanh nghiệp TT về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động bằng hình thức này được không?
Hỏi: Bác Nam được công nhận là nghệ nhân, làm việc tại doanh nghiệp đúc đồng X, chịu trách nhiệm trong khâu kỹ thuật đúc đồng. Sau khi bác Nam về hưu, doanh nghiệp X tiếp tục mời bác ở lại làm việc vì hiện tại chưa có người đủ điều kiện để thay thế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp X có vi phạm pháp luật lao động không?
Tôi được tuyển vào làm việc tại Công ty thương mại dịch vụ AS với thời gian thử việc là 6 tháng, hưởng 75% của mức lương 2.691.000 đồng. Xin hỏi, việc trả lương của Công ty thương mại dịch vụ AS như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?
Do làm ăn không hiệu quả nên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên KT đã tiến hành chấm dứt hợp đồng với Chị Hương và 04 nhân viên khác, đồng thời, không trả đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho những người này. Chị Hương hỏi, hành vi này của Công ty KT có bị xử phạt vi phạm chính không?
Công ty Cổ phần cung ứng xuất nhập khẩu lao động HK đã lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động. Xin hỏi, hành vi này bị xử phạt hành chính như thế nào?
Chị Phượng ký hợp đồng lao động để đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan do Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động và Dịch vụ Du lịch LD.Co tuyển chọn. Chị có yêu cầu Công ty này thông báo về thời gian chờ xuất cảnh nhưng không có kết quả. Chị hỏi, pháp luật có quy định gì để xử phạt trường hợp này không?
Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động VinaCo được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng Công ty này không tiến hành hoạt động mà cho Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ TC sử dụng để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Xin hỏi, pháp luật Việt Nam có quy định xử phạt hành chính những trường hợp này không?
Xin kính chào,
Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi đang có nhu cầu đào tạo cho người lao động về An toàn vệ sinh lao động để nắm được các quy trình quy định và được cấp chứng chỉ an toàn lao động.
Thì về vấn đề này, chúng tôi có thể liên hệ với đơn vị nào? cơ quan nào để tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ cho công ty chúng tôi?
Xin chân thành cảm ơn
Người gửi: Lưu Anh Duy
Tôi mới làm việc cho Văn phòng đại diện ở nước ngoài. Công ty tôi phải gửi báo cáo về nhân sự cho Sở công thương; kèm theo visa và hợp đồng lao động nếu là người lao động nước ngoài. Vậy cho tôi hỏi, nếu lao động nước ngoài đó là do Công ty chính cử sang, đã ký hợp đồng lao động với công ty chính ỏ nước ngoài, thì bản sao hợp đồng lao động tôi phải nộp cho sở Công Thương là hợp đồng với Công ty chính hay tôi phải dùng hợp đồng lao động ký giữa người đó và Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Do yêu cầu của công việc, nên khi tuyển dụng công nhân vào làm việc chúng tôi phải đào tạo công nhân để phù hợp với yêu cầu. Công ty trực tiếp đào tạo tay nghề cho nhân viên là 03 tháng. Vậy công ty tôi có thể tự đào tạo tay nghề cho người lao động không? Và cần những điều kiện gì không?
Ông Tiến, 59 tuổi, đang làm việc tại Doanh nghiệp K. Sang năm sau, ông Tiến sẽ nghỉ hưu nên ông Tiến đã làm đơn đề nghị chủ Doanh nghiệp K rút ngắn thời giờ làm việc cho ông từ 08 giờ/ngày xuống còn 07 giờ/ngày nhưng chủ Doanh nghiệp K không đồng ý. Việc không giải quyết rút ngắn thời giờ trong trường hợp này có vi phạm pháp luật không?
Bà Yến cho biết: Công ty N ký kết hợp đồng lao động với bà để làm công việc gia công đồ may mặc. Sau 02 năm làm việc, bà Yến nhận được thông báo của Giám đốc Công ty N chuyển bà sang làm công việc tạp vụ mà không có lý do chính đáng. Bà Yến không đồng ý với quyết định này của Giám đốc Công ty N và hai bên đã xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp này, Giám đốc Công ty N có vi phạm pháp luật không?
Chị Bình được bà Thanh, Giám đốc Công ty A tuyển dụng vào làm việc với thời gian thử việc là 3 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian thử việc, chị Bình vẫn được tiếp tục làm việc tại Công ty A. Chị Bình nhiều lần đề nghị bà Thanh ký kết hợp đồng lao động nhưng bà Thanh không có ý kiến phản hồi. Việc không ký kết hợp đồng lao động trong trường hợp này có vi phạm pháp luật không?