Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Ngày 10/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định 46/2024/QĐ-UBND Quy định điều kiện và diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy định điều kiện và diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên ban hành kèm theo Quyết định 46/2024/QĐ-UBND tỉnh Phú Yên, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là:
- Các phường, thị trấn: 50m2
- Các xã còn lại: 60m2
Các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa phải đảm bảo kích thước cạnh phía tiếp giáp lối đi và chiều sâu thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5 m đối với khu vực nông thôn; bằng hoặc lớn hơn 4 m đối với khu vực đô thị.
Còn đối với các thửa đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới phải đáp ứng kích thước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của lĩnh vực xây dựng.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)
Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
[...]
3. Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta trở lên.
[...]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không vượt quá mức phạt tiền tối đa theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ khoản 4, 5, 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 20, Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định này). Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
[...]
Theo đó, hành vi chuyển đất rừng đặc dụng sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia kéo dài bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 62 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 62. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.
2. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thống nhất với thời kỳ, tầm nhìn của quy hoạch tỉnh.
3. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 10 năm. Tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 20 năm.
4. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được lập hằng năm.
Như vậy, mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ kéo dài 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?