Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện cá nhân, thì phương tiện cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động cần được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Khoản 4 và 7 Điều 5 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH nêu rõ: Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu quy định.
Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
Với ý nghĩa của việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như trên, pháp luật yêu cầu người sử dụng lao động phải cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và lập hồ sơ theo dõi, quản lý. Đồng thời nghiêm cấm việc phát tiền hoặc giao tiền cho người lao động thay cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân. Do đó, doanh nghiệp TT cần điều chỉnh hình thức thực hiện cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong trường hợp này để phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?