Tra cứu hỏi đáp Xây dựng

Hỏi đáp pháp luật Vướng mắc trong công tác quản lý chi phí xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Công trình của tôi triển khai lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật vào ngày 15/3/2005 (ngày có chủ trương đầu tư). Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được UBND tỉnh KonTum phê duyệt ngày 08/01/2007; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng được UBND thị xã KonTum (nay là thành phố KonTum) phê duyệt vào ngày 13/02/2007. Khi lập dự toán thì chi phí khác và QLDA được áp dụng định mức chi phí tại Quyết định số: 10/2005/QĐ-BXD và Quyết định số: 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng. Thời gian thi công xây dựng công trình từ ngày 15/6/2007 đến ngày 15/02/2008. Khi thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thì Sở Tài chính không chấp nhận chi phí QLDA tính theo giá trị xây lắp (thực tế thi công) nhân với hệ số tỷ lệ % theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng (hệ số theo dự toán được duyệt) mà họ lại bắt chúng tôi tách riêng giá trị xây lắp hoàn thành theo 02 giai đoạn để tính chi phí QLDA như sau: Giai đoạn 01: từ ngày khởi công (ngày 15/6/2007) đến ngày 13/8/2007 thì chi phí QLDA được xác định theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng (hệ số theo dự toán được duyệt). Giai đoạn 02: từ ngày 14/8/2007 (ngày ban hành Công bố số: 1751/BXD-VP) đến ngày 15/02/2008 (ngày hoàn thành công trình) thì chi phí QLDA được xác định theo quy định tại Công bố số: 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng. Đồng thời bắt chúng tôi phải xác định tỷ lệ các công việc không thực hiện như: Thi tuyển phương án kiến trúc; kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; quy đổi vốn đầu tư trong xây dựng… (vì đây là công trình đường giao thông nên không thực hiện các công việc này) để tính giảm chi phí QLDA theo quy định của Bộ tài chính tại Văn bản số 11948/BTC-ĐT ngày 27/9/2006. Tôi không thống nhất với cách xác định chi phí QLDA như trên của Sở tài chính vì: Theo khoản 1, điều 36 (xử lý chuyển tiếp) của Nghị định số: 99/2007/NĐ/CP, ngày 13/6/2007 có nêu: “Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Như vậy rõ ràng công trình này là công trình chuyển tiếp được phê duyệt trước ngày Nghị định 99/2007/NĐ/CP có hiệu lực và đang thực hiện dỡ dang nên chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ, đồng nghĩa với chi phí QLDA thực hiện theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng. Mặt khác theo quy định thì chi phí QLDA bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc từ khi có chủ trương lập dự án (ngày 15/3/2005) đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (ngày 15/02/2008) chứ không phải chỉ thực hiện QLDA từ ngày 15/6/2007 (khởi công xây dựng công trình). Thế nhưng Sở Tài chính không thống nhất và bắt chúng tôi phải thực hiện đúng theo yêu cầu của họ. Vậy tôi xin nhờ Vụ Kinh tế Xây dựng trả lời giúp tôi 02 nội dung: 1. Việc tính chi phí QLDA theo 2 giai đoạn như yêu cầu của Sở Tài chính có đúng hay không? 2. Tỷ lệ các công việc không thực hiện như: Thi tuyển phương án kiến trúc; kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; quy đổi vốn đầu tư trong xây dựng để tính giảm chi phí QLDA được tính như thế nào? (vì hiện tại không có quy định cụ thể tỷ lệ % tương ứng cho các công việc quản lý dự án).
Hỏi đáp pháp luật Chi phí xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông thủy lợi 18:03 | 30/08/2016
Ông Bùi Văn Tiến tien.ktst@gmail.com hỏi: Kính gửi quý Sở! Tôi là Chuyên viên làm tại phòng Kinh tế. Trong quá trình thẩm định hồ sơ liên quan đến dồn điền đổi thửa tại địa phương, tôi gặp một số vướng mắc chưa có văn bản nào quy định, rất mong quý Sở quan tâm trả lời giúp: - Theo Điều 3-Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 của UBND thành phố Hà Nội, các địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa được “Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo định mức quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách câp Thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.”. Nhưng chi phí xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông thủy lợi chưa hướng dẫn áp dụng theo định mức nào? - Kính mong Quý Sở quan tâm trả lời. Chân thành cảm ơn!
Hỏi đáp pháp luật Chi phí xây dựng nhà xưởng của công ty 18:03 | 30/08/2016
Cho em hỏi công ty em được cấp mã số thuế tháng 06/2014. Đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng sản xuất. Công ty không giao khoán cho đơn vị khác thi công mà công ty tự mua nguyên vật liệu, thuê nhân công xây dựng nên. Vậy chi phí đó e hạch toán vào TK 241. Các chi phí khác như: photo, nộp thuế môn bài,lương nhân viên,...số tiền không lớn em hạch toán vào TK642. Nếu sau khi xây dựng nhà xưởng xong e chuyển từ TK241 sang 211 thì cần phải làm gì? Có phải làm bảng kê chi phí tập hợp tạo nên nhà xưởng không? Do công ty chưa phát sinh doanh thu vì đang xây dựng nhà xưởng nên em không biết định khoản như thế nào.
Hỏi đáp pháp luật CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH CHI PHÍ TƯ VẤN (CÓ LÁN TRẠI HAY KHÔNG) 18:03 | 30/08/2016
Xin chào ! Theo thông tư 04/2010 thì khi lam dự toán thì tôi sử dụng chi phí xây dựng trước thuế (có chi phí lán trại) để tính các chi phí tư vấn (Quản lý dự án, chi phí thiết kế, chi phí thẩm tra DT...). Nhưng khi trình duyệt Phòng tài chính không cho và bắt bỏ hết chi phí láng trại khi tính chi phí tư vấn.Giờ tôi không biết phải áp dụng thế nào.Mong quý cơ quan có câu trả lời rõ ràng để không bị vướng mắc trong quá trình làm dự toán. Cảm ơn quý cơ quan nhiều! Người gửi: Kim Thọ
Hỏi đáp pháp luật Điều kịên thanh toán hợp đồng bảo hiểm xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Tôi xin hỏi một nội dung như sau có đủ điều kiện để thực hiện thanh toán hợp đồng hay không: Bên tôi có một gói thầu bảo hiểm xây dựng cho công trình xây dựng và thực hiện như sau: Căn cứ hồ sơ dự án được duyệt, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt Kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án trong đó có gói thầu bảo hiểm. Theo đó chủ đầu tư đã phê duyệt dự toán gói thầu bảo hiểm (lấy theo chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư được duyệt) và tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo hiểm, ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng bảo hiểm thì thanh toán hợp đồng bảo hiểm thành 02 đợt (đợt 1: Sau khi hợp đồng được ký kết, thanh toán cho đơn vị bảo hiểm 60% giá trị phí bảo hiểm theo hợp đồng đã ký; đợt 2: Sau khi dự toán toàn bộ công trình được phê duyệt và các bên tiến hành điều chỉnh giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm còn lại). Như vậy thì cho tôi hỏi đủ điều kiện để thanh toán phí bảo hiểm đợt 1 cho đơn vị bảo hiểm không? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý SỞ, xin chân thành cảm ơn.
Hỏi đáp pháp luật Yêu cầu để được bồi thường thiệt hại do việc xây dựng của nhà hàng xóm gây ra 17:08 | 30/08/2016
Nhà tôi và nhà hàng xóm sát vách nhau. Ba tháng trước, nhà hàng xóm có xây nhà mới lên, khi xây thì bình thường nhưng dạo gần đây nhà tôi đột nhiên lại bị sụt lún phần tường giáp ranh với nhà hàng xóm. Xin hỏi luật sư, nếu xác định nguyên nhân sụt lún là do nhà hàng xóm khi xây nhà lúc trước gây ra thì tôi có được bồi thường thiệt hại hay không? Nếu có thì tôi phải làm những thủ tục gì?
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp lối đi chung đã được giải quyết nhưng không cho tiến hành xây dựng 14:15 | 30/08/2016

Ruộng nhà em nằm mặt tiền đường quốc lộ, hàng xóm nhà em ko có đường đi, xưa nay họ đi trên mép bờ ruộng nhà em để vào nhà. Họ tự ý thuê cán bộ địa chính vẽ luôn bờ ruộng nhà em làm con đường đi diện tích 3m vào sổ đỏ. Nhà em ko chịu cho họ đổ bê tông đường đi 3m trên bờ ruộng mình, nên họ kiện nhà em ra tòa án tp, năm 2007 tòa án tp có quyết định là gia đình họ chỉ có vẹn vẹn trong lòng nhà còn đường đi là đất nông nghiệp của nhà em. Sau đó Nhà e đã để cho họ 1,5m đường đi nhưng Họ lại kiện tiếp và nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án tp. Nay gia đình em muốn xây tường bao và viết giấy xin phép địa chính xã, nhưng xã ko cho xây vì lý do đất còn tranh chấp. Vậy e xin hỏi quyết định của tòa án tp năm 2007 có hiệu lực ko, nếu có thì trong thời hạn bao lâu, gia đình e xây tường bao ko đc xã cho phép có phạm luật không?

Hỏi đáp pháp luật Đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng và sổ đỏ thì có đủ điều kiện để nhận tài sản đảm bảo? 08:31 | 30/08/2016

Tôi xin hỏi, 1 Ngân hàng A, nhận tài sản đảm bảo là    Quyền và lợi ích phát sinh từ đầu tư dự án xây dựng 61.000 m2 đất ở lâu dài tương đương với 500 căn nhà liền kề thuộc dự án gồm các lô đất có ký hiệu từ ODV-1 đến ODV-19. Hai bên ký hợp đồng thế chấp song phương tài sản hình thành trong tương lai. (Dự án hiện tại chưa có giấy phép xây dựng và sổ đỏ - nhưng đã được chính phủ phê duyệt). Đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng và sổ đỏ thì có đủ điều kiện để nhận tài sản đảm bảo không? Nếu không đủ điều kiện thì bị sai theo với quy định nào? 

Hỏi đáp pháp luật Cách lập thang bảng lương trong công ty xây dựng 10:09 | 29/08/2016

Em mới vào làm ở công ty XD.Do những năm trước công ty hoạt động không có doanh thu cũng không có lao động nên năm nay GĐ mới tiến hành thủ tục đăng ký BHXH cho nhân viên. Giờ em không biết cách lập thang bảng lương cho phù hợp về hệ số và bậc lương của công ty XD. Anh (chị) có thể giúp en được không ạ

Hỏi đáp pháp luật Xây dựng thang bảng lương thế nào khi công ty trả lương theo thỏa thuận với từng cá nhân? 10:04 | 29/08/2016

Luật sư cho em hỏi về thâng bảng lương và phụ cấp lương ạ. Luật Lao động quy định tiền lương là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, đồng thời quy định thang bảng lương do NSD xây dựng làm căn cứ để trả lương cho NLĐ. Công ty em hiện chưa xây dựng thang bảng lương và việc trả lương của từng người không giống nhau. Cụ thể, mức lương của từng người do 2 bên thỏa thuận khi phỏng vấn, cùng 1 vị trí như nhau, kinh nghiệm, chức vụ, thời gian vào làm việc... như nhau nhưng có thể được nhận mức lương khác nhau (do thỏa thuận, thương lượng khi phỏng vấn). Cả công ty có rất nhiều nhân viên nhưng mỗi người có 1 mức lương khác nhau. Em muốn hỏi là với việc trả lương dựa trên sự thương lượng, thỏa thuận của 2 bên như vậy thì khi xây dựng thang bảng lương sẽ rất khó xây dựng cũng như áp dụng, thang bảng lương mang tính cào bằng và sẽ phải thay đổi liên tục mới phù hợp với hoạt động của công ty. Các luật sư có cách nào khắc phục vấn đề này không ạ? Ngoài ra em muốn hỏi thêm là, thang bảng lương có nhất thiết phải xây dựng cả bảng phụ cấp kèm theo để đăng ký với cơ quan nhà nước không? Có thể làm một cái thang bảng lương là cơ sở để trả mức lương cơ bản cho nhân viên, sau đó với từng nhân viên có mức phụ câp khác nhau được không ạ? Em xin cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp thế nào? 08:33 | 29/08/2016

Công ty em là công ty TNHH hai thành viên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yếu. Và cũng là công ty tư nhân nên việc xây dựng thang lương, bảng lương chưa có mà chỉ trả lương theo sự thỏa thuận của hai bên. Em muốn hỏi: Việc đóng BHXH, BHTN và BHYT cho NLĐ được công ty đóng ở mức cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng (2.400.000đ/tháng). Nhưng tổng lương mà công ty trả cho NLĐ có người lên tới 15 triệu đồng/tháng. Vậy trong hợp đồng phải viết như thế nào cho hợp lý để cơ quan BH đồng ý và cơ quan thuế cũng đồng ý.

Hỏi đáp pháp luật Cách xây dựng thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp 08:20 | 29/08/2016

Tôi vừa được nhận vào làm trong một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh là sản xuất phân bón. Hôm nay giám đốc có giao cho tôi tìm hiểu về xây dựng bảng lương và thang lương cho anh em công ty mà khó quá. Mong tư vấn giúp tôi về cách thức xây dựng bảng lương cho người lao động với ạ.

Hỏi đáp pháp luật Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng chức danh địa chính- xây dựng- đô thị và môi trường 10:17 | 27/08/2016
Tôi làm việc từ năm 2010 và đã qua thi tuyển công chức năm 2010, đến nay tôi vẫn chưa có biên chế và năm nay tôi lại tiếp tục thi. Do hiện nay hình thức tuyển dụng công chức bắt buộc là cạnh tranh để xét điểm nên tôi phải thi lại. Theo tôi được biết, có một anh ở Phường 1 công tác tại bộ phận xây dựng đã nghỉ việc (người đó chưa có biên chế). Khoảng tháng 3/2014, Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long quyết định cho một người khác vào thẳng biên chế chức danh xây dựng của phường mà lẽ ra chức danh này cũng phải thi cạnh tranh như các chức danh còn lại, vì người này trước đây công tác tại công ty Mỹ Thuận, đây không phải là cơ quan nhà nước, nếu vào biên chế nhà nước thì phải thi cạnh tranh, đằng này lại được tuyển vào biên chế và hưởng lương bậc 2, không phải hưởng 85% lương thử việc 1 năm đầu. Nếu nói công chức nhà nước là phải thi cạnh tranh vào chức danh đó, vậy tại sao người có giấy công chức rồi lại không được xét mà phải thi nữa.
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào