Bảng lương của nhân viên thuế khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
Bảng lương của nhân viên thuế khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC thì chức danh nghề nghiệp công chức nhân viên thuế có mã số ngạch 06.040 là công chức công chức chuyên ngành thuế.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024.
Và theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định cách tính lương công chức khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Theo điểm đ khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
Điều 24. Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
...
đ) Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053), nhân viên thuế (mã số 06.040) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
...
Như vậy, bảng lương của nhân viên thuế khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 1,86 | 4.352.400 |
Bậc 2 | 2,06 | 4.820.400 |
Bậc 3 | 2,26 | 5.288.400 |
Bậc 4 | 2,46 | 5.756.400 |
Bậc 5 | 2,66 | 6.224.400 |
Bậc 6 | 2,86 | 6.692.400 |
Bậc 7 | 3,06 | 7.160.400 |
Bậc 8 | 3,26 | 7.628.400 |
Bậc 9 | 3,46 | 8.096.400 |
Bậc 10 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 11 | 3,86 | 9.032.400 |
Bậc 12 | 4,06 | 9.500.400 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp, trợ cấp theo quy định.
Bảng lương của nhân viên thuế khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Nhân viên thuế muốn thi nâng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
Điều 12. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
1. Chức trách
Kiểm tra viên trung cấp thuế là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế tại đơn vị.
....
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành;
b) Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao;
c) Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công;
d) Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý;
đ) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này phải đang giữ ngạch nhân viên thuế và có thời gian giữ ngạch nhân viên thuế hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch nhân viên thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Theo đó, Nhân viên thuế muốn thi nâng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế thì cần đáp ứng điều kiện sau:
(1) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành;
- Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao;
- Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công;
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
(3) Đang giữ ngạch nhân viên thuế và có thời gian giữ ngạch nhân viên thuế tối thiểu là 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch nhân viên thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Nhiệm vụ của Nhân viên thuế được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định nhiệm vụ của Nhân viên thuế như sau:
(1) Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và kế hoạch thu thuế và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
(2) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
- Xác định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật thuế;
- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
- Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế;
- Tính thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt tiền thuế;
- Theo dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
- Thực hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền xử lý;
(3) Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế;
(4) Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành;
(5) Chịu sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ngạch cao hơn và của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?