Tôi đang vướng mắc vào một việc liên quan đến vấn đề Tài chính Ngân hàng. Xin các luật sư tư vấn cho tôi. Năm 2013 tôi được giới thiệu đến một quỹ tín dụng xã. Sau đó tôi gửi 1.5 tỉ . Có nhân viên của Quỹ đếm và kê khai vào tờ kê khai số tiền (tôi có ký vào tờ kê khai đó ).Sau đó tôi được Giám đốc Quỹ (GĐ) đưa cho một giấy tiết kiệm có đầy đủ chữ ký và con dấu của Quỹ.Nhưng sau này tôi mới biết GĐ đã giả chữ ký của kế toán và thủ quỹ được ghi trong giấy tiết kiệm. Khi thanh tra ngân hàng nhà nước về thanh tra thì phát hiện ra GĐ đã lấy trộm sổ để sdung số tiền 1.5 tỉ tôi gửi vào.Bây giờ thanh tra NHNN đang cho GĐ quỹ khắc phục lại số tiền 1.5 tỉ đó .Nhưng k được.Trong khi đó GĐ đã cắm một sổ đỏ tại Quỹ này để lấy 1.3 tỉ. Lô đất này là đất trang trại lâu năm trị giá 2.5-3 tỉ. thời hạn sd còn 35 năm. Hiện tại gia đình GĐ không đủ tiền trả tôi.Tôi muốn kiện ra tòa để lấy lại số tiền trên. Vậy mong quý luật sư tư vấn cho tôi. Liệu ra tòa : 1. Quỹ tín dụng có trách nhiệm bồi thường cho tôi số tiền 1.5 tỉ k. 2. Nếu không thì khi thanh lý lô đất sổ đỏ cắm tại Quỹ thì ai được ưu tiên lấy tiền trước. 3. Nếu GĐ không chịu trả tiền và chấp nhận đi tù thì tôi phải làm thế nào
Chẳng là ông anh mình mua giày của một bạn trên mạng , chuyển khoản số tiền 6 triệu 5 , và bây giờ không liên lạc được , cho mình hỏi với số tiền như vậy có thể truy tố chưa , và nếu chuyển tiền qua tài khoản thì có truy tố được không
Vợ chồng tôi đứng tên một căn nhà và hiện đang cho người khác thuê. Nay chúng tôi cần vốn làm ăn nên tính đem căn nhà này thế chấp vay tiền ngân hàng thì luật có cho phép không?Nếu được thì tôi có thể ủy quyền cho chồng tôi ký tên, lo mọi thủ tục vay tiền ngân hàng (vì tôi mới sinh con đi lại bất tiện) được không?
Trần Thị Tuyết (tuyett.t@gmail.com)
Mẹ tôi phải thi hành án số tiền 125 triệu đồng nhưng mới đây có văn bản của toà tối cao yêu cầu hoãn thi hành án để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án. Như vậy, trong thời gian hoãn thi hành án, mẹ tôi có bị tính thêm lãi suất do chậm thi hành án như bản án đã nêu hay không?
Le thi tuyet nhung (nhungltranthi@gmail.com)
(PLO)- Cha mẹ tôi thế chấp sổ hồng để vay vốn ngân hàng và không có khả năng chi trả. Ngân hàng tính xử lý ngôi nhà mà cha mẹ tôi đã cầm cố. Tôi đứng ra trả nợ cho cha mẹ tôi bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của cha tôi và ngân hàng lấy trừ nợ. Tôi phải làm giấy tờ gì để khi tôi trả nợ xong là cha, mẹ tôi phải sang tên nhà qua tôi (gần đây tôi phát hiện cha tôi có con ngoài giá thú)? Ngoc Ha (xh…@gmail.com)
Hỏi: Chị gái tôi muốn mua căn nhà. Hiện nay, căn nhà này đang được thế chấp ngân hàng. Tôi đã thanh toán tiền với ngân hàng để mua lại ngôi nhà trên. Tuy nhiên, bên Ngân hàng nói với chị tôi: Ngân hàng sẽ làm thông báo giải tỏa cho cơ quan công chứng trước để cơ quan công chứng chứng thực việc mua bán nhà của chị tôi với bên bán rồi xóa đăng ký giao dịch bảo đảm sau. Ngân hàng làm trình tự như vậy có đúng không?
Gửi bởi: Lê Ngọc Minh Anh
Trường hợp ngân hàng muốn nhận thế chấp tài sản là tài sản hình thành trên đất tại khu công nghiệp của công ty A để đảm bảo cho khoản vay vốn của công ty B tại ngân hàng, vậy Ban quản lý khu công nghiệp có thể xác nhận hợp đồng này không? Cơ quan chúng tôi đã liên hệ với ban quản lý khu công nghiệp nhưng nhận được câu trả lời là không thể xác nhận hợp đồng thế chấp như thế mà chỉ có thể xác nhận hợp đồng thế chấp mà bên thế chấp cũng là bên vay vốn tại ngân hàng.
Theo chúng tôi hiểu tại Thông tư 04/TTLT-BTP-BTNMT về đăng ký giao dịch thế chấp và giao dịch đảm bảo thì hoàn toàn có thể xác nhận được hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba.
Vậy chúng tôi đặt câu hỏi này rất mong Quý cơ quan sớm có câu trả lời chuẩn xác nhất? Văn bản nào quy định về việc không xác nhận được hợp đồng thế chấp mà bên thế chấp khác bên vay vốn?
Khi học đại học, Thân có vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với HSSV. Tháng 6/2014, sinh viên Thân tốt nghiệp, chưa có việc làm thì nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Vậy trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có được gia hạn khoản vay không, nếu được gia hạn thì lãi suất như thế nào?
Việc cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn số 677/NHCS-TD của Tổng giám đốc ngày 22/4/2007 về thủ tục và quy trình cho vay tại trang 3 Mục II, điểm 1, tiết 1,2: thì trên Mẫu 01/TD phải có xác nhận của UBND xã (ở phần Tổ trưởng Tổ TK&VV hoặc cơ quan có thẩm quyền) đối với trường hợp hộ gia đình vay đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tín dụng do Trung ương tổ chức thì báo cáo viên hướng dẫn: đối với khoản vay đến 30 triệu đồng thì tổ trưởng ký, từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì UBND xã xác nhận. Vậy khoản vay đến 30 triệu đồng thuộc chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, trên Mẫu 01/TD có phải xã ký xác nhận không hay chỉ tổ trưởng ký là đủ?
Gia đình tôi thế chấp nhà bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho một công ty. Nay thời hạn bảo lãnh đã hết, công ty trây ì không trả tiền. Như vậy trách nhiệm của công ty thế nào? Ngân hàng có phát mại nhà của tôi không?”.
Tài sản là quyền sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng để vay tiền Trong thời gian thế chấp thì đương sự cho một phần đất đã thế chấp cho người khác và người này đã làm nhà. Vậy có đưa người được cho đất vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đòi nợ không?
Tại vụ án ly hôn, vợ chồng đều khai có khoản nợ ngân hàng, tổ chức ngân hàng đã tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn. Trong quá trình giải quyết, Tòa án hòa giải các đương sự rút đơn hoặc hòa giải thành về đoàn tụ. Nếu tổ chức ngân hàng vẫn yêu cầu giải quyết nợ thì việc giải quyết này thuộc loại án gì? Tòa án nào giải quyết?