Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng là gì?
Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng là gì?
Công ty Tài chính cổ phần là gì?
Em xin chào các luật sư và mọi người trên diễn đàn, hy vọng mọi người có thể tư vấn giúp em vấn đề sau: Trước đây ba mẹ em có 1 miếng đất 300m2 đang bị cầm cố ở ngân hàng A, gốc và lãi lên khoản 3ty2. Sau đó ba em đột ngột qua đời. Ngân hàng A vô gợi ý là bây giờ ngân hàng sẽ bỏ tiền ra trước giúp làm thừa kế sau đó tìm cách bán ra. Sau đó đến hơn 7 tháng trời, ngân hàng A mới làm xong thủ tục thừa kế qua tên của em, sau đó giới thiệu cho em một dịch vụ mà theo họ nói sẽ đưa đất qua ngân hàng khác xóa nợ ngân hàng cũ, còn dư một ít vốn cho gia đình (vì gia đình em cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nợ nần chồng chất sau khi ba chết). Sau đó qua môi giới, họ giới thiệu đến một công ty C sẽ vay của ngân hàng B số tiền là 4 tỷ 5 (đất của em ngân hàng định giá hơn 5 tỷ) dưới hình thức dùng tài sản của em để bảo lãnh khoản vay. Mọi việc sẽ do các môi giới và ngân hàng A lo từ A-Z cho đến khi giải ngân. Còn em phải chịu phí dịch vụ 9%, chưa bao gồm phí giải chấp, phí giấy tờ, phí làm thừa kế,.. Lúc đó em cũng phân vân vì phí cao mà em lại không rành gì hết, em chỉ muốn bán nhanh miếng đất đó giải quyết nợ cho ngân hàng A và có tiền để lo bệnh cho mẹ em. Nhưng công ty C đó sau khi đi xem đất của em mấy lần rùi về chắc chắn với em là cứ vay sau 3 tháng sẽ lo đầu ra tìm người mua và em sẽ còn dư thêm 1 ít tiền nữa. Thế là em đồng ý theo cách làm của họ. Mọi việc diễn ra suông sẽ, sau khi khi giải ngân trừ hết các phí dịch vụ thì em chỉ còn vỏn vẹn hơn 500 triệu. Bên công ty C đó có viết cho em giấy nhận tiền 3 tháng lãi là 125 triệu. Tháng đầu công ty C chậm đóng lãi ngân hàng, sau đó họ hẹn em ra và nói rằng đất của em địa hình xấu, bây giờ tìm người mua rất khó khăn. Họ than vãn với em như là hết mấy tháng vay mà không bán dc thì công ty họ bị nợ xấu, họ sẽ không làm ăn được, hậu quả rất lớn. Rồi dọa về phần em thì sau này lãi nhiều, nợ lớn thì em có tài sản nào sẽ bị ngân hàng xiếc hết, rồi em sẽ bị thưa kiện... Đó giờ còn ba em, em sống trong ỷ lại nên bây giờ ra đời em không biết gì hết, nghe họ nói vậy em cũng sợ. Họ nói bây giờ để giải quyết thì em viết 1 tờ giấy tay nội dung là em có nhờ công ty C đó vay vốn ngân hàng B, rồi hoàn cảnh khó khăn ko trả được nợ nên giao tài sản cho công ty và ngân hàng xử lý. Họ nói là như vậy họ sẽ giao tài sản cho ngân hàng, em và công ty sẽ không phải lo lắng gì nữa. Nhưng trong tời gian đó cũng sẽ tìm người mua cho em dư đồng nào hay đồng đó. Sau khi em viết tờ giấy đó cho họ thì vài hôm sau nhân viên ngân hàng (người thụ lý hồ sơ của em) gọi cho em báo rằng bên công ty C đó làm đơn gửi lên lãnh đạo cấp cao ngân hàng để khiếu nại em và người nhân viên đó dụ công ty đi vay tài sản rồi giờ không đóng lãi (trong khi đó em đã đưa họ 3 tháng lãi, họ muốn lấy 2 tháng lãi của em), yêu cầu ngân hàng B xử lý em và nhân viên, công ty không có trách nhiệm trong khoản vay này. Sau đó, trùng hợp ở một chỗ là công ty C đó vừa nộp đơn thì khách hàng của họ chuyển khoản hơn 700 triệu vô tài khoản của công ty tại ngân hàng B. Thế là ngân hàng B đóng tài khoản của họ. Lúc bấy giờ họ mới thường xuyên gọi điện nài nỉ em tìm cách giải quyết đầu ra cho miếng đất đó. Em thấy họ bị vậy cũng chạnh lòng nên cũng nghe lời họ. Thế là họ lại dẫn em đi gặp các đường dây vay nóng, em đi theo họ cả ngày nhưng không thành, cuối cùng cũng có một chỗ cho vay nóng, nhưng em nghe bạn em nói là vướng vào đó rất ghê nên em không làm theo. Và vì tờ đơn đó của công ty C, nên ngân hàng mới liên tục gọi điện cho em, bắt buộc em phải ra công chứng ủy quyền cho ngân hàng. Lúc đó em rất rối răm, ngân hàng thì kiu em ủy quyền cho ngân hàng, công ty C đó thì xúi em đi vay nóng bên ngoài. Hồ sơ đất của em thì công ty C đó đi rao khắp nơi, bạn bè em muốn tìm đầu ra thì đi đến đâu đụng đến đó, chỗ nào cũng gặp hồ sơ của em do công ty C đó lan truyền. Điện thoại của em thì cò lái gọi một ngày vài chục cuộc. Em sợ lắm, em nghe lời mấy cô chú tư vấn cho em là nên ủy quyền cho ngân hàng. Thế là em ra phòng công chứng ủy quyền cho ngân hàng định đoạt tài sản của em, vì em không biết làm ăn, không còn khả năng trả nợ. Sau đó bên công ty C liên tục gọi điện thoại hăm dọa, lúc thì đòi mần thịt em, lúc thì đòi thưa kiện em. Cho đến nay gần 1 năm, họ tìm vô nhà dì em hăm dọa khởi tố em lừa đảo công ty. Trong khi đó tài sản của em trên 5 tỷ vẫn còn nằm trong ngân hàng. Em muốn nhờ mọi người tư vấn giúp em trong vụ việc này công ty C đó có khởi tố em được không? Em xin chân thành cảm ơn.
Muốn được NHPT bảo lãnh vay vốn của NHTM, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Kính thưa luật sư! Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thường là hợp đồng tín dụng kèm hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng thế chấp tài sản) hai loại hợp đồng được lập riêng biệt. Khi người vay không trả được nợ (vi phạm hợp đồng tín dụng) ngân hàng khởi kiện ra tòa , nhưng trong đơn khởi kiện và lời khai của ngân hàng chỉ yêu cầu tòa án xem xét phần hợp đồng tín dụng trước, tức yêu cầu người vay phải trả nợ ngân hàng, về phần xử lí tài sản bảo đảm sẽ khởi kiện sau. Về phía tòa án họ vẫn thụ lí. Như vậy xin luật sư cho biết ngân khởi kiện như vậy đúng hay sai, hợp đồng tín dụng có phải là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ, nếu như vậy ngân hàng tách ra thưa thành 2 vụ kiện có đúng pháp luật không. Sau khi đã quyết định của bản án thì ngân hàng có tiếp tục khởi kiện hợp đồng phụ (hợp đồng thế chấp) được không. Hợp đồng tín dụng được kí kết với bên vay là hộ gia đình mục đích vay vốn là mua sà lan vận chuyển hàng hóa (hộ vay có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa đường thủy), như vậy hợp đồng tín dụng này có phải là hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi luật thương mại, luật tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, bộ luật dân sự 2005 phải không. Trong trường hợp có quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, bên vay vốn không tự nguyện trả nợ ngân hàng, thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên tài sản của người vay vốn để bảo đảm thi hành án bằng cách bán tài sản đã thế chấp cho ngân hàng, mặc dù ngân hàng chưa khởi kiện về tài sản. Rất mong sự tư vấn của luật sư, chân thành cảm ơn!
Hoá đơn Mẫu 02/GTGT Hoá đơn bán hàng thông thường có phải thanh toán qua Ngân hàng không?
Những đối tượng nào được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) bảo lãnh vay vốn tại các Ngân hàng thương mại (NHTM)?
Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ gì khi thực hiện việc giám sát quỹ đầu tư chứng khoán?
Ngân hàng tôi là ngân hàng nhỏ hiện chưa tham gia hệ thống cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử kết nối với Tổng cục Thuế. Tôi muốn hỏi để tham gia hệ thống này thì ngân hàng phải đáp ứng điều kiện nào để được tham gia thủ tục nộp thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế?
Chào luật sư ! Em trước đây có ký hợp đồng vay vốn 3 bên với ngân hàng trong đó bà chị em là người sử dụng số tiền trên. Hiện nay do làm ăn khó khăn nên bà chị em không có khả năng thanh toán tiền cho ngân hàng và đã bỏ trốn. Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa và em cũng đã trình bay đầy đủ thông tin như trên và yêu cầu Tòa án phát maĩ tài sản để thu hồi vốn. Em xin hỏi về vấn đề trên thì em có vi phạm pháp luật gì không ạ? Vì em chỉ đứng ra vay giúp còn chị em là người đứng ra bảo lãnh bằng tài sản của chị em. À mấy bữa trước có anh công an khu vực đến gặp em hỏi vụ việc trên và sau đó yêu cầu bà chủ nhà trọ em gọi điện thoại cho anh này. Sau đó bà chủ nhà gọi lại và nói với em rằng anh CA trên không chấp nhận cho em gia hạn tạm trú tại địa chỉ trên vì cho rằng em là người vi phạm pháp luật hình sự về kinh tế, nói chung là nói em nói chuyện láu cá trong khi em trả lới đầy đủ câu hỏi anh ấy hỏi.... Anh CA đó làm việc như thế là đúng hay sai? CA có quyền từ chối với lý do đó hay không? Vì hiện tại em đâu có mất quyền công dân đâu mà lại đối xử như thế Rất mong nhận được tư vấn của quý luật sư. Trân trọng !
Kính gửi Luật sư Ba em có 1 người cô ruột. Sống chung với ba em đã gần 20 năm. Bà ấy có gửi 1 số vàng trong ngân hàng ACB. Nhưng hiện nay đã không còn minh mẫn và có lẽ sắp mất nên chắc sẽ không có di chúc. Em muốn họi luật sư là nếu bà ấy mất mà không để lại di chúc thì Toàn bộ số vàng đó sẽ bị ngân hàng lấy hết hay là sao . Nhà em đang rất lo lắng . Mong Luật sư giải đáp giúp em. Nhà em cần phải làm những thủ tục gì để số vàng đó ko bị ngân hàng lấy mất. Em xin cám ơn luật sư nhiều