Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất 2024?
Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất 2024?
Căn cứ Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá định kỳ.
Theo đó, vào giữa học kỳ 1 giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Có thể tham khảo Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất 2024 như sau:
Mẫu nhận xét môn Đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27
HTT | - Ngoan, lễ phép, biết yêu thương gia đình. Biết giúp đỡ và đoàn kết với bạn bè. - Ngoan ngoãn, lễ phép. Ứng xử đúng hành vi đạo đức trong thực tiễn. |
HT | - Có tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Hoàn thành môn học. - Có ý thức tổ chức kỉ luật tốt. ngoan ngoãn nhưng chưa sôi nổi trong sinh hoạt. |
CHT | - Em có cố gắng nhưng vẫn còn mắc lỗi trong học tập và sinh hoạt. Cần khắc phục nhiều em nhé! |
Mẫu nhận xét môn Đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27
Em biết nhận lỗi và sửa lỗi. Em hiểu lý do tại sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. Em biết khuyến khích bạn bè thực hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập. Em có thể chia sẻ với bạn về những việc làm để cho thấy sự nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập. Em biết bảo quản đồ dùng cá nhân. Em biết nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân Em biết giới thiệu về vẻ đẹp quê hương mình. Em nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để thể hiện tình yêu quê hương. Em biết chia sẻ và cùng các bạn thực hiện những việc làm để thể hiện tình yêu quê hương. |
Mẫu nhận xét môn Đạo đức lớp 3 theo Thông tư 27
Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm. Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi. Em biết xử lý tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học. Em biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Em biết tự chăm sóc bản thân và lựa chọn trang phục phù hợp khi đến trường, lớp. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp. Em mạnh dạn làm quen và thân thiện với bạn bè mới. Em tham gia thảo luận tích cực trong giờ học. Em tự tin tham gia các hoạt động tập thể. |
Mẫu nhận xét môn Đạo đức lớp 4 theo Thông tư 27
Em nắm chắc kiến thức về môn học. Em rất yêu thích môn học, chăm phát biểu ý kiến. Em rất thông minh, nhạy bén khi tìm hiểu nội dung bài. Em tham gia xây dựng bài học nhiệt tình, sôi nổi, nắm vững kiến thức mới. Em hiểu biết rộng và có trí nhớ bài tốt. Em tích cực tham gia hoạt động để tìm hiểu bải Em có kĩ năng xử lí tình huống tốt. Em có nhân thức tốt, tiếp thu bài nhanh. Em học tập tốt, gương mẫu trong ứng xử và lời nói. Em rất chăm ngoan tích cực phát biểu ý kiến. Em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Em tự tin khi trả lời câu hỏi của giáo viên. Em hoàn thành tốt nội dung môn học Em biết nhận xét ý kiến của bạn Em thực hiện tốt hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống. Em biết giải quyết các tình huống trong bài tốt. Em tiếp thu bài tốt, biết nhận lỗi và sửa lỗi. Em biết sắm vai và xử lí tình huống tốt. Em biết thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Em lễ phép với thầy cô, biết quan tâm giúp đỡ nhiệt tình với bạn bè. Em tiếp thu bài tốt, biết kính trọng thầy giáo, cô giáo. |
Mẫu nhận xét môn Đạo đức lớp 5 theo Thông tư 27
Em chăm chỉ học tập, làm đầy đủ bài tập được giao Em hăng hái phát biểu xây dựng bài. Em có ý thức học tập, rèn luyện. Em biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. Biết chăm ngoan, lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Em chan hòa, đoàn kết với bạn bè. Em biết giúp đỡ khi bạn khó khăn. Em biết kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. Em biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái trong lớp, trong trường. Em biết hợp tác làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các bạn trong nhóm. |
* Trên đây là Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất 2024
Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh;
+ Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh;
+ Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
+ Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định nội dung đánh giá học sinh tiểu học gồm:
(1) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(2) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?