Thế chấp nhà bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho công ty
Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự thì Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 369 Bộ luật Dân sự cũng quy định: “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”.
Với quy định nói trên, nếu việc bảo lãnh của gia đình chị được thực hiện đúng quy định của pháp luật thì khi Công ty (bên được bảo lãnh) không trả được nợ, gia đình chị sẽ phải đưa ngôi nhà của mình ra để trả nợ thay cho Công ty; nếu Công ty vẫn hoạt động bình thường, có khả năng trả nợ thì trước hết, Ngân hàng sẽ yêu cầu Công ty (là người vay trực tiếp) phải trả nợ chứ chưa thể phát mại tài sản của gia đình chị để thu nợ.
Trong trường hợp công ty này không trả được nợ, Ngân hàng đã phát mại tài sản của gia đình chị để thu nợ thì theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Dân sự, gia đình chị có quyền yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho mình khoản tiền đã trả thay cho họ, nếu hai bên không có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?