Xin chào các luật sư, Tôi hiện đang gặp phải tình huống cấp bách cần phải giải quyết mà vẫn chưa có phương án thích hợp.chuyện là như sau: Gia đình tôi có mua một miếng đất của bác tôi (tức là anh trai của mẹ tôi). Trong hợp đồng mua bán có ghi rõ sau năm năm thì gia đình tôi có nhiệm vụ phải trả hết số tiền trị giá của miếng đất, mỗi năm trả một ít. Nhưng trong thời gian vừa qua tuy chưa hết thơì hạn hợp đồng nhưng gia đình bác tôi đã vi phạm hợp đồng. Tức là phía bác tôi đã lán chiếm phần đât bán cho gia đình tôi cả về chiều ngang lẫn chiều dọc để xây nhà trên đất đó và đã hoàn tất. Vậy gia dình tôi di khởi kiện có dành lại đất đuợc không và khởi kiện ở đâu? Điểm khó khăn mà tôi đang vuớng mắc đó là: Hợp đồng mua bán đất chỉ có hai bên ký với nhau và không được công chứng. Nhưng ở thời điểm mà ký kết hợp đồng gia đình bác tôi vẫn chưa có chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó. tức là sau khi bán cho gia đình tôi thì bác tôi mới đựơc cấp quyến sử dụng mảnh đất đó. Chuyện là địa phương tôi đang ở mọi người mua bán với nhau chỉ qua giấy tờ viết bang tay không qua chứng thực và gia đình bác tôi cũng vậy. Sau khi bán đất cho gia đình tôi thì bác tôi mới đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do thời điểm đó mới có đợt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả nh ư ng hộ ch ưa c ó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tóm lại tại thời điểm gia đình tôi mua mảnh đất đó bác tôi vẫn chưa có giấy chúng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó, bác tôi cũng chi mua bán tay mà thôi. vậy bây giờ tôi phải làm sao để đòi lại công bằng. Tôi đang rất nóng lòng chờ tin từ các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin cho hỏi cách tính giá đất vườn tính thuế trước bạ cần giúp help help: 1 hộ Nguyễn Văn A có đất được cấp sổ đỏ năm 1997, 6.500 m2 nội dung là ghi đất ở và vườn. Năm 2010 hộ ông nầy tách ra làm 5 thửa (vẫn để tên ổng Nguyễn Văn A), Phòng Tài Nguyên MT chuyển qua cơ quan Thuế thông tin sau (Rất nhiều thửa nhưng đại loại- trừ cái 300 ở riêng còn các thửa đất còn lại chuyển mục đích sang đất ở, nội dung đất trồng CLN sang đất ở)- + Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất ở diện tích ví dụ 300 mét. Cách 1: Khi tính thuế theo công thức: Tiền thuế S ĐĐất = Giá đất ở (theo UBND tỉnh quy định)- Giá Đất trồng cây lâu năm(theo UBND tỉnh quy định) X (nhân) diện tích đất ở + cụ thể Giá đất ở : 72.000 đồng; Đất trồng CLN: 45.000 đồng Tiền SD Đ = (72.000-45.000)x300m2= A đồng Cách 2: Sau đó hộ nầy không chịu cách tính trên, có văn bản gửi đến CQ thuế kèm Sổ đỏ cũ cấp năm 1997, nội dung sổ ghi là đất vườn, để chứng minh đó là đất vườn, đồng thời có kèm Giấy xác nhận đất quy hoạch khu dân cư nhà vừơn sinh thái và đề nghị cách tính như sau: . Ngoài quy định giá đất trông CLN là 45.000; QĐ của UBND tỉnh (có hiệu lực) Có Điều quy định về tính giá như sau: - Xác định giá đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở: ' 1. Trong phạm vi địa giới hành chính phường, khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì giá đất được xác định bằng 02 lần giá đất trồng cây lâu năm liền kề hoặc gần nhất. Trường hợp giá đất sau khi được xác định mà cao hơn giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất ở liền kề) thì chỉ tính tối đa bằng giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất đó.' Giá đất tính thuế = 72.000-(45.000x2)x DTích => Không nộp Cách 3: Sau đó cán bộ thuế căn cứ công văn 12662/BTC-QLCS, của Bộ Tài Chính; về việc thu tiền S D đất, ngày 24/10/2008; tính lại :Giá đất tính thuế = 72.000-(45.000)x 50%x DTích Văn bản tham khảo thêm: * Theo công văn Số: 3522/TCT-TS của TCT, ngày 19 tháng 09 năm 2006 ,V/v: Vướng mắc các khoản thu từ đất trả lời thắc mắc của Cục Thuế Khánh Hoà. 8. Tổng cục Thuế ghi nhận ý kiến của Cục thuế liên quan đến nội dung do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ghi trên 'Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính' ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong khi chưa có văn bản hướng dẫn thì việc xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất thuộc trách nhiệm chính của cơ quan Thuế. Trường hợp 'Phiếu chuyển thông tin địa chính' gửi đến không phù hợp với việc xác định của cơ quan Thuế thì trước hết cơ quan cần kiểm tra kỹ cơ sở pháp lý của mình, nếu vẫn khẳng định việc xác định của mình đúng thì ra thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và đồng thời thông báo lại cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường biết. Xin cho hỏi: Trường hợp nầy mình tính thuế theo cách của ông A đề nghị có đúng không; Hay cách nào khác xin các LS chỉ giáo xin cảm ơn.
Xin nhờ luật sư tư vấn giúp. Ông A có 8 người con. Ông A (đã chết) có để lại một văn tự mua bán khu đất hoang giữa ông A (bên mua) và ông B (bên bán) bằng chữ nho từ năm 1951 (đã được dịch và công chứng) có chứng thực của ông Lý trưởng. Ông A chết không để lại di chúc hoặc thừa kế, mà tại thời điểm hiện nay khu đất đó do 4 hộ (C) là con cháu trong gia đình ông (A) đang sinh sống và quản lý, sử dụng. 4 hộ (C) này đã được UBND huyện cấp giấy CNQSDĐ ở cho mỗi hộ là 300 m2. Hiện nay 4 người con còn lại (D) sống ở những nơi khác đề nghị được cấp GCN đất ở trên phần đất vườn tạp của 4 hộ (C). Vậy 4 người con còn lại (D) có đủ điều kiện được cấp GCN đất ở trên phần đất đó không
Bố mẹ tôi mua một lô đất mặt đường Lê Đại Hành - Tp Pleiku - Gia Lai từ năm 1995. Đến năm 2010 mới đi làm thủ tục sang tên, trước đây đường Lê Đại Hành chừa lộ giới 50m, nhưng khi đi sang tên sổ đỏ thì cán bộ địa chính nói là bố tôi phải nộp tiền 10 m đất còn lại mới sang tên được vì lộ giới đường Lê Đại Hành nay chỉ còn 30m. Đất mặt tiền trước đây không có giải tỏa đền bù gì hết. Luật sư có thể trả lời cho tôi biết quy định đó ở bộ luật nào không . Tôi xin cảm ơn.
Xin chào luật sư, tôi có một chút thắc mắc muốn hỏi ý kiến luật sư: Mẹ tôi sinh năm 1948, khi còn ở quê, bà được xã cấp cho 1 suất đất phần trăm để trồng rau. Đến năm 1967 ba đi thoát li, phần đất đó để cho cậu ở nhà sử dụng. Đến nay đất phần trăm cho phép được chuyển sang thành đất thổ cư, có thể xây dựng nhà cửa và mua bán, nhưng cậu tôi có ý định chiếm dụng hết phần đất đó (bao gồm của ông ngoại, bác 2, cậu và mẹ tôi). Vậy tôi muốn hỏi làm thể nào để xác định một phần đất ấy là của mẹ tôi (Không có giấy tờ chuyển nhượng của mẹ cho cậu, còn ở xã ko biết họ có lưu giấy tờ gì không) Rất mong luật sư trả lời tôi sớm Cảm ơn rất nhiều
Kính chào luật sư! Vào khoảng tháng 4 năm 2011, gia đình tôi sẽ đi định cư ở Mỹ.Bố tôi định để lại Việt Nam một số đất và ủy quyền cho anh họ tôi quản lý. Đồng thời , gia đình tôi sẽ đem giấy chứng nhận QSD đất theo. Nhưng giấy chứng nhận QSD đất của gia đình tôi sẽ hết hạn sử dụng vào tháng 10.2013 và 12.2015. Xin luật sư cho tôi hỏi 2 vấn đề như sau: 1, Tôi có thể xin thay đổi thời hạn sử dụng đất ngay lúc này được khôngđể khỏi lo QSD đất hết hạn? Nếu không thì vào khoảng thời gian nào tôi có thể thay đổi thời hạn sử dụng đất được và thủ tục như thế nào? 2, Trong giấy chứng nhận QSD đất khác thì ghi mục đích sử dụng đất là : Đất ở tại nông thôn (ONT) và thời hạn sử dụng: lâu dài. Xin luật sư cho tôi hỏi như vậy có phải là thời hạn sử dụng đất là vĩnh viễn hay không? Chúc luật sư ngày đầu tuần vui vẻ! Trân trọng!
Có người giới thiệu tôi mua 1 mảnh đất 68m2 ở quận hcm nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,họ viết giấy tay và nói chỉ ra UBND phường chứng là đất chính chủ, ko tranh chấp và ko nằm trong khu quy hoạch. Tui muốn hỏi là theo như tôi đc biết thì theo luật đất đai dt đất ở HCM muốn xin GCNQSDD phải từ 80m2 trở lên. Vậy sau khi mua tui muốn cất nhà để ở thì có phải là đã vi phạm pháp luật và sở địa chính nhà đất có quyền tháo dỡ căn nhà đúng ko? Ngoài ra nếu tui muốn xin cấp GCNQSDD để cất nhà hợp pháp thì cần phải làm những thủ tục gì? (Cò đất có nói tui có thể cất nhà nhỏ rùi sau đó xin cấp sổ hồng bởi sổ hồng thì căn nhà chỉ cần dt lớn hơn 50m2 là đc ) Như vậy theo tính pháp lý thì tui có nên mua mảnh đất đó ko? Nếu mua thì cách nào an toàn mong Luật Sư chỉ thêm?
Kính gửi Luật sư Bùi Thị Thùy Vân Năm 1995 tôi có mua một căn nhà cấp 4 trên diện tích đất xấp xỉ 30m2 trong ngõ phố thuộc quận Ba Đình, Hà nội. Việc mua bán của tôi và chủ cũ chỉ thông qua giấy viết tay có chữ ký của hai bên, kèm theo chủ cũ có giao cho tôi các giấy tờ như: hóa đơn thu tiền thuế đất ở các năm 1993, 1994, 1995 và bộ hồ sơ xin chính quyền phường để cải tạo ngôi nhà cấp 4 đã được UBND phường xác nhận và dán tem thu lệ phí (năm 1995). Đến năm 1998 tôi làm thủ tục chuyển hộ khẩu về địa chỉ nhà đã mua và đến tháng 3 năm 2001 gia đình tôi được UBND thành phố Hà nội cấp sổ hồng chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên địa chỉ trên (Sổ hồng ghi tên hai vợ chồng tôi), quyết định của UBND TP HN ghi diện tích đất của gia đình tôi phải nộp 100% tiền sử dụng đất và được ghi nợ thuế sử dụng đất - sổ hồng ghi chưa nộp tiền sử dụng đất,lệ phí tước bạ nhà và đất. Và kể từ khi cấp sổ hồng đến nay gia điình tôi cũng chưa bao giờ nhận được giấy báo nộp tiền sử dụng đất hoặc phải nộp bao nhiêu tiền. Nay do có nhu cầu về hoàn thiện thủ tục pháp lý giấy tờ của căn nhà tôi định thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Nhưng theo quy định Điều 50 của luật đất đai năm 2003 V/v miễn giảm tiền sử dụng đất với các hộ gia đình mà đất có nguồn gốc ổn định trước ngày 15/10/1993 (chủ cũ đã sinh sống từ trước năm 1993 tai ngôi nhà này, có hộ khẩu lưu tại phường, có biên lai thu tiền sử dụng đất cả năm 1993 của địa chính). Tôi đã làm đơn xin xác nhận nguồn gốc đất đai căn nhà gửi lên phường để xác nhận nhưng được trả lời là năm 1998 tôi mới nhập khẩu về địa chỉ trên nên phường không thể xác nhận được nguồn gốc theo thời điểm trước ngày 15/10/1993. Vậy xin hỏi Luật sư trường hợp đất ở của tôi mua bán và như trình bày trên có thuộc được miễn giảm theo Điều 50 Luật đất đai 2003 không? Sổ hông của tôi do cấp Thành phố cấp, nay tôi phải qua cấp nào để hoàn thiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Xin cám ơn. Phạm Thị Diệp
Kính chào Luật sư! Gia đình tôi đang có tranh chấp đất nhà ở mong luật sư giải đáp giúp: Mảnh đất nhà tôi đang ở đã được cấp Sổ Đỏ năm 2010. Trước khi có Sổ nhà tôi có Giấy đăng kí trong Sổ Bộ của Ủy Ban theo Luật năm 2002. Dòng họ tôi sinh sống ở đó từ những năm chống Pháp và nộp đầy đủ Thuế đất đai. Vài tháng trước bên tranh chấp kệ đơn lên Ủy Ban Phường đòi lại đất , họ có Giấy sử dụng đất năm 1962. Bên Ủy Ban không chấp nhận vì cho rằng Giấy hết thời hạn sử dụng và hòa giải nhưng họ không bằng lòng nên kiện lên Tòa Án Thành phố trực thuộc Tỉnh. Gia đình tôi không biết nhiều về luật nên mong được tư vấn xem tình hình trên Pháp Luật quy định sao? và mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của chúng tôi có hợp lệ không?. Gia đình tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ quý báu của Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn!
Năm 1990 ba tôi cùng một số hộ gia đình khác (CNV) được UBND huyện cấp cho mỗi hộ 300m2 đất, tuy nhiên mộ số hộ có quyết định của UBND huyện "cấp cho", một số hộ không có quyết định, nhưng chúng tôi đều xây nhà và sinh sống trên diện tích đã được cấp mà đến nay không có ai tranh chấp. (Từ năm 1990 đến 2011). Năm 2011 cơ quan chức năng làm hồ sơ và chuẩn bị cấp Sổ đỏ cho chúng tôi. Tuy nhiên cơ quan thuế thu tiền sử dụng đất là 50% x giá trị đất. Xin hỏi: Cơ quan thuế thu vậy có đúng không? Nếu sai. xin hướng dẫn căn cứ vào điều mấy, luật đất đai hay luật nào? Cảm ơn cả nhà!!!!!
Tôi có người quen tên Trần Thị Lến sinh năm 1940, do bà đã lớn tuổi lại không am hiểu pháp luật nên bà có nhờ tôi hỏi LS giúp bà một số thắc mắc như sau: Thưa Luật sư! - Năm 1989, bà Lến và ông Nguyễn Văn Thanh ( là chồng bà nay đã mất) được cha mẹ ông Thanh cho một mảnh đất sáu công tầm lớn ngụ tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau để sinh sống. - Trong một lần ông Thanh uống rượu với ông Lê Văn Nhứt không hiểu vì lý do gì đã viết giấy tay sang bán cho ông Nhứt mảnh đất này với giá sáu chỉ vàng 24K. Việc sang bán này bà Lến vợ ông Thanh không hay biết gì. Trong giấy sang bán này không ghi ngày tháng năm, không có chữ ký của bà Lến và người chứng kiến. - Sau đó thì ông Nhứt dựa vào tờ giấy sang bán đó đến đòi đất khiến bà Lến rất đỗi ngạc nhiên và không đồng ý việc sang bán này. Mặc khác ông Nhứt là người bệnh thần kinh thường xuyên đánh đập cha mẹ mình vì thế bà Lến và các con bà phản đối quyết liệt việc đòi giao đất. Gia đình ông nhứt cũng thừa nhận ông Nhứt thần kinh nên bỏ qua. - Sự việc tưởng đâu êm xuôi thì vào năm 1992 vợ chồng bà Lê Thu Hiền là cháu ruột của ông Lê Văn Nhứt rình mò lợi dụng lúc vợ chồng bà Lến vắng nhà đã dở nhà, nhổ cột ném xuống sông và gấp rút dựng nhà trên phần đất bà Lến đang ở. Khi vợ chồng bà Lến hay tin quay trở về ngăn cản thì vợ chồng bà Hiền nói: " đất này của chú Nhứt cho vợ chồng tao, ai nhảy vô tao chém " đồng thời đe doạ dùng sáng bắn bể sọ vợ chồng bà Lến (do vợ chồng Hiền là cán bộ huyện lúc đó nên bà Lến tin là vợ chồng Hiền có súng thật). Vì chồng bà là ông Thanh bị lao phổi nặng sức khoẻ rất yếu, một mình bà không dám xông vào. Bà Lến sợ lỡ vợ chồng bà chết thì bỏ lại bầy con không ai lo nên bà chỉ còn cách nhờ người viết đơn giúp rồi mang đi kiện khắp nơi. - Chính quyền xã lúc đó có giải quyết buộc vợ chồng bà Hiền phải trả lại đất cho vợ chồng bà Lến nhưng vợ chồng Hiền bằng mối quan hệ của mình lại hợp thức hoá đất chiếm được bằng cách xin một giấy cấp đất của chính quyền ấp Nghĩa Hiệp lúc bấy giờ. Nhưng bà Lến cho rằng chính quyền ấp không có quyền lấy đất bà đang ở cấp cho người khác được và cũng không đủ thẩm quyền cấp đất. - Cũng do vợ chồng bà Hiền là cán bộ huyện lại có thân thích làm chức vụ cao nên đã cùng nhau bưng bít che đậy sự việc. Bà Lến vì nghèo, vì không am hiểu pháp luật nên cũng chỉ biết cầm đơn đi khắp nơi rồi được sự trả lời qua loa sau đó thì ém lại hết. - Hơn chục năm bà Lến vẫn đi kiện khắp nơi nhưng không có tin tức gì, tuổi bà đã cao, không có nhà để ở, con cái thì làm thuê làm mướn. Bà có nhờ tôi một lần nữa viết đơn kiện vợ chồng bà Hiền mang ra xã nộp thì được trả lời là đất không có bằng khoán không nhận đơn. Chính vì vậy tôi xin hỏi Luật sư có quy định như vậy không. +Theo tôi được biết chỉ cần một trong hai bên tranh chấp có bằng khoán là có thể kiện ra Toà. Vì sau khi vợ chồng Hiền cướp đoạt đất của bà Lến đã làm bằng khoán rồi như vậy bà Lến có quyền kiện ra Toà không? Vụ việc này thẩm quyền giải quyết là của ai và thủ tục kiện như thế nào? +Bà Lến có thể uỷ quyền cho người khác đi kiện thay mình không? +Vụ việc này có còn thời hiệu để kiện không? +Giấy sang bán giữa chồng bà Lến và ông Lê Văn Nhứt có được công nhận không?
xin chào luật sư ! Luật sư cho tôi hỏi: trường hợp thửa đất của hộ ông A theo bản đồ giải thửa 299 thể hiện là chữ T, đã có nhà ở trên đất từ trước năm 1993, chưa được cấp GCN QSD đất, đến năm 1997 ông A tách bán cho ông B một phần diện tích của thửa đất để ông B làm nhà ở, 2 gia đình từ thoả thuận, có giấy tờ viết tay.
Đến năm 2000 ông A được cấp GCN phần diện tích của ông A theo bản đồ 299(đất ở được cấp 400m2). Ông B chưa được cấp GCN, đã làm nhà ở từ năm 1997 đến nay, năm 2003 đo đạc bản đồ địa chính đã tách riêng thửa.
năm 2011 ông B đề nghị cấp GCN thì văn phòng ĐK QSD đất huyện đã thẩm định hồ sơ và thông báo ông B phải nộp 50% tiền sử dụng đất, do sử dụng làm nhà ở trong khoảng thời gian từ sau năm 1993 đến trước năm 2004.
Vậy xin hỏi luật sư, VPĐK QSD đất huyện tôi thông báo hộ ông B nộp tiền sử dụng đất như vậy có đúng không ? Bản chất thửa đất đã là đất thổ cư theo bản đồ giải thửa 299 đo đạc năm 1983.
Đất rừng của gia đình đã được giao và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) từ năm 2005, đến năm 2007 các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc lại và hướng dẫn làm tờ khai, xác nhận để làm lại bìa đỏ (hiện bìa đỏ này chưa được cấp lại). Tháng 5/2008 có một HTX khai thác vàng đến khai thác tại khu vực, trong đó có 3 ha đất rừng của gia đình đang canh tác vì vậy các cơ quan không xác nhận để làm sổ đỏ mới và nói là đất đó thuộc quy hoạch cấp cho doanh nghiệp khai thác vàng. Vậy việc các cơ quan nêu trên không xác nhận để làm sổ đỏ bổ sung cho gia đình đó có đúng pháp luật không? Nếu không đúng thì tôi phải đề nghị cơ quan nào giải quyết? Sổ đỏ đã cấp cho gia đình tôi vào năm 2005 còn giá trị không? Doanh nghiệp khai thác vàng đào đất nổ mìn làm ảnh hưởng đến cây trồng và sự an toàn của những người dân có đất liền kề có vi phạm không?
Tại địa phương tôi, cán bộ xã và cán bộ lâm nghiệp cho phép một số hộ dân trong vùng rừng ngập mặn khai phá một số diện tích rừng để nuôi trồng thuỷ sản. Theo tôi được biết, đất rừng này từ lâu đã nằm trong vùng rừng cấm khai thác vì là rừng ngập mặn, ngăn sóng cho cả một vùng. Những hành vi như đã nêu thì có vi phạm luật hình sự không? Nếu vi phạm thì xử lý như thế nào?
Ở quê tôi vừa qua xẩy ra việc một Cty thuộc ngành nông nghiệp ký hợp đồng bán giống cho nông dân. Người dân đã gieo trồng giống của Cty, hợp đồng cũng đã được thanh lý. Sau một thời gian thì mới phát hiện giống cây đó là giả, không đảm bảo chất lượng. Như vậy, nông dân là người bị thiệt thòi, nhưng vì hợp đồng đã thanh lý nên không biết kiện ai. Xin hỏi luật sư nếu bán hàng giả là giống cây trồng cho người dân thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Xin nêu cụ thể.