Thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết?
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (Chủ dự án) có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho dự án đầu tư của mình; tổ chức tham vấn ý kiến của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, trường hợp cần thiết, trước khi có văn bản trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở phối hợp tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để trình bày, thảo luận, đối thoại về đề án bảo vệ môi trường chi tiết; UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết.Chủ dự án nộp hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Phòng Giao dịch một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ đề nghị thẩm định
+ Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo mẫu quy định.
+ Năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết được đóng thành quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định và một (01) bản được ghi trên đĩa CD;
+ Một trong các văn bản sau: dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc văn bản tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
+ Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định với kết quả thông qua) Bốn (04) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được chủ dự án hoàn thiện, ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (trừ trang bìa), nhân bản, đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có);
+ Một (01) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết được ghi trên đĩa CD;
+ Một (01) văn bản của chủ dự án giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo yêu cầu trong văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thường trực thẩm định.
Bước 2: Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, viết phiếu nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở ghi ý kiến, sau đó giao chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ môi trường.Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ dự án, Chi cục Bảo vệ môi trường tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở và danh sách các cơ quan, chuyên gia lấy ý kiến (nếu có), thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ chức kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.Trường hợp cần thiết, tổ chức việc đo đạc, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng số liệu.
Bước 4: Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nội dung sau đây:
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết không được thông qua: Lập lại đề án và gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để thẩm định lại. Thời hạn, thủ tục thẩm định lại thực hiện như thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết lần đầu
.- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thông qua với yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung: Chỉnh sửa, bổ sung đề án bảo vệ môi trường chi tiết và gửi đến cơ quan thường trực thẩm định để xem xét, trình phê duyệt. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung đề án bảo vệ môi trường chi tiết không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: Gửi lại đề án bảo vệ môi trường chi tiết để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt theo quy định.
Bước 5: Sau khi đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện đề án, ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (trừ trang bìa), nhân bản, đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có); gửi (chỉ một lần duy nhất) tất cả số lượng các bản đề án kèm theo văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu trong văn bản thông báo kết quả thẩm định đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Bước 7: Sau khi UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Sở Tài nguyên và Môi trường chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án và chuyển hồ sơ về Bộ phận một cửa để trả kết quả cho chủ cơ sở một (01) bản, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở một (01) bản, lưu một (01) bản; gửi quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở mỗi nơi một (01) bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?