Bán giống cây trồng không đảm bảo chất lượng
Điều 158 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Điều luật này được hiểu: sản xuất, buôn bán hàng là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi không phải là thật (hàng giả). Việc xác định hàng giả phải có kết luận của cơ quan giám định kết luận bằng văn bản xem hàng đó là hàng giả hay hàng kém chất lượng. Trong trường hợp cụ thể này cũng cần xác định hành vi đó là “sản xuất” hay “buôn bán”, để xử lý họ theo tội sản xuất hàng giả hay tội buôn bán hàng giả. Đối với trường hợp bạn đọc nêu thì phải xem xét loại giống cây trồng đó được sản xuất như thế nào, có được Nhà nước cho phép không, có được đăng ký tiêu chuẩn, nhãn mác, mã vạch… chất lượng, giá trị sử dụng, nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là giống cây trồng, vật nuôi gây hậu quả cho người nông dân. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm đối với tội phạm này. Trong trường hợp này thì người dân sử dụng cây giống đó là người bị thiệt hại (đánh giá về sự thiệt hại này cũng cần phải có cơ quan chuyên môn đánh giá để xác định mức độ thiệt hại là bao nhiêu) và người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi do mình gây ra. Về lỗi cũng phải xác định người sản xuất cây giống đó là do lỗi cố ý hay do vô ý, tức là đã nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện và vì lợi nhuận bất chính (tuy nhiên động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của người phạm tội). Tội phạm này có 4 khung hình phạt, khoản 1 có mức xử phạt người phạm tội từ 1 - 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 1- 100 triệu đồng nếu giống cây giả có số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiệm trọng. Khoản 2 có mức hình phạt từ 3-10 năm; nếu có các tình tiết như: phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng giả có số lượng rất lớn; người phạm tội tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khoản 3 có mức án từ 7 -15 năm tù nếu người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung: xử phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc từ 1-5 năm. Trường hợp bạn nêu nếu một người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà có các hành vi như đã nêu trên thì phải được xử lý theo điều 158 BLHS. Tuy nhiên khi xem xét trách nhiệm hình sự đối với một người nào đó cần phải xem xét kỹ cả bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Việc xẩy ra ở quê bạn, bạn nên tư vấn cho người dân cùng với Ban quản trị HTX và lãnh đạo UBND xã xem xét cụ thể, cùng họp bàn với bên bán giống để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Nếu không thể giải quyết được thì phải nhờ các cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?