Công ty chúng tôi đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, nguyên liệu sử dụng để đốt lò của chúng tôi là khí LPG, là một loại khí sạch ít ô nhiễm môi trường mặc dù không cần có hệ thống xử lý nào hết, điều này đã được chứng minh qua các lần quan trắc khí ống khói định kỳ, cac thoogn số đo đều cho kết quả rất thấp, Công ty chúng tôi có kế hoạch thay thế khí LPG sang khí CNG để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường hơn nữa, vì theo nhận định CNG là một loại khí tự nhiên và rất thân thiện với môi trường đang được nhà nước khuyến khích, được nhận định là ít ô nhiễm môi trường hơn cả khí LPG. Vậy khi chúng tôi chuyển đổi sang sử dụng loại khí CNG này ảnh hưởng gì đến cam kết báo cáo ĐTM mà chúng tôi cam kết không và có phải thay đổi hay làm thủ tục gì để đáp ứng nhu cầu pháp luật hay không?
Công ty tôi sản xuất túi ny lon làm từ nhựa PE bán cho khách hàng đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?
1. Căn cứ điều 29 khoản 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2009 thì “… đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt làm vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định”. Như vậy đối với những hạng mục công trình xây dựng có khối lượng phát sinh vượt dư toán được duyệt (không kể phần phát sinh do trượt giá) nhưng tổng giá trị phát sinh của các hạng mục công trình này không vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư có quyền phê duyệt phần phát sinh này hay không (Khi phê duyệt xong thì chỉ báo cáo với người quyết định đầu tư)? Theo điều 29 khoản 3 này thì khối lượng ngoài thiết kế hoặc ngoài dự toán được duyệt có được xem là khối lượng phát sinh hay không?
2. Căn cứ điều 29 khoản 2 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2009 thì “Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng, Tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu thanh toán theo hợp đồng”. Do hiện nay, một số hạng mục công trình thuộc dự án khối lượng giữa dự toán được duyệt (cũng là khối lượng mời thầu) so với khối lượng thiết kế được duyệt có sự chênh lệch (thừa, thiếu). Trong trường hợp này, đối với loại hợp đồng theo hình thức trọn gói thì Chủ đầu tư căn cứ vào khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán cho Nhà thầu được không? (khối lượng chênh lệch (thừa, thiếu) này được xem như là khối lượng phát sinh (tăng, giảm) ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt).
3. Do quá trình phê duyệt khối lượng phát sinh kéo dài (trên 02 năm kể từ khi thực hiện) làm thiệt hại cho Nhà thầu thi công, nên Chủ đầu tư thương thảo với Nhà thầu là sẽ thanh toán phần khối lượng phát sinh này theo đơn giá vật tư, nhân công, máy thi công, … tại thời điểm phê duyệt phát sinh (hình thức áp dụng tương tự như quy đổi vốn đầu tư tại thời điểm thanh toán). Chủ đầu tư làm như vậy có đúng quy định hiện hành hay không?
Câu hỏi của bạn Lê Quang Thiện, địa chỉ: [email protected] Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất, có lập báo cáo ĐTM đã được phê duyệt vào năm 2006. Chương trình giám sát môi trường của chúng tôi gồm những thông số sau: nước thải, khí thải tại nguồn, nước ngầm, không khí xung quanh, nước mặt. Theo phụ lục 2.3 quy định nội dung chi tiết của báo cáo ĐTM của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 có quy định "giám sát môi trường không khí xung quanh chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ với tần suất tối thiểu 01lần/6 tháng". Cơ sở chúng tôi không có hoạt động phát sinh phóng xạ vậy có thể loại bỏ thông số không khí xung quanh trong chương trình giám sát hay không. Và quy trình thực hiện (nếu được) như thế nào?
Câu hỏi của ông Đặng Quang Độ, địa chỉ: [email protected] Công ty chúng tôi đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, nguyên liệu sử dụng để đốt lò của chúng tôi là khí LPG, là một loại khí sạch ít ô nhiễm môi trường mặc dù không cần có hệ thống xử lý nào hết, điều này đã được chứng minh qua các lần quan trắc khí ống khói định kỳ, cac thoogn số đo đều cho kết quả rất thấp, Công ty chúng tôi có kế hoạch thay thế khí LPG sang khí CNG để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường hơn nữa, vì theo nhận định CNG là một loại khí tự nhiên và rất thân thiện với môi trường đang được nhà nước khuyến khích, được nhận định là ít ô nhiễm môi trường hơn cả khí LPG. Vậy khi chúng tôi chuyển đổi sang sử dụng loại khí CNG này ảnh hưởng gì đến cam kết báo cáo ĐTM mà chúng tôi cam kết không và có phải thay đổi hay làm thủ tục gì để đáp ứng nhu cầu pháp luật hay không.
Công ty tôi là doanh nghiệp cổ phần khai tháng khoáng sản Trì Kẽm (hầm lò). Chúng tôi đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM và đã được phê duyệt (bao gồm 2 cửa lò khai thác, bãi đổ thải, hệ thống xử lý nước thải, ... và 1 xưởng tuyển quặng, trong đó xưởng tuyển quặng của chung tôi theo DTM được đặt tại vị trí cách bãi đổ thải 200m, gần khu vực SX nông nghiệp của người dân địa phương tuy nhiên trong quá trình chuyển bị đi vào xây dựng xưởng tuyển vì lý do khách quan (không làm ảnh hưởng đến khu vực SX nông nghiệp của người dân địa phương) chúng tôi đã dịch chuyển vị trí đặt xưởng tuyển ra vị trí khác nhưng vẫn nằm trong phạm vi cấp phép của dự án. Vậy xin hỏi quý sở là công ty tôi có phải LẬP LẠI hoặcLÀM ĐIỀU CHỈNHbáo cáo đánh giá tác động môi trường DTM không? và theo hướng dẫn của thông tư, nghị định nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cho hỏi sở tài nguyên môi trường,hiện tại trước mặt nhà là có ổ ga thoát nước mưa của nhà nước,nhưng trước mặt nhà có mấy hộ dân muốn phá mặt đường để dẫn ống nước sinh hoạt từ nhà { ví dụ như : bồn cầu,tắm...} ra để nối với ổ ga nước mưa,như vậy là có đúng hay không,nếu không được thì sẽ báo cho ai để giải quyết?
Hiện nay tôi đang làm tư vấn và thuyết kế cho cty Xây dựng về vấn môi trường cho các công trình dự án mà công ty đầu tư xây dựng.
Tôi muốn hỏi Sở là Dự án tôi đang làm là chung cư 10 tầng, dự án có bể xử lý nước thải công suất 200m3/ ngày, Theo QCVN 01: 2008/BXD thì Chương VI- Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT) của trạm xử lý nước thải <200m3 tối thiểu là 10m.
- Nhưng hiện tại Trạm xử lý nước thải đặt dưới tầng hầm của chung cư( TXLNT công nghệ sử lý vi sinh, xây kín)
Tôi không biết Trạm xử lý nước thải như thế có bị sai qui định không, Hiện tại tôi thấy rất nhiều chung cư xây bể xử lý nước thải dưới tầng hầm hay cạnh công trình khoảng cách không đủ 10m.
Kính mong Sở trả lời giúp tôi và chỉ dẫn các qui định áp dụng để tôi làm đúng qui định. Có bắc buộc khoảng cách xây trạm xử lý nước thải cho các khu chung cư theo QCVN 01:2008/BXD hay không?
Hiện tại tỉnh khánh hòa đã ban hành văn bản quy định về mước thu phí vệ sinh môi trường nhà dân khi xây dựng nhà ở chưa? Đó là văn bản nào và mức thu phí tôi phải nộp là bao nhiêu trên một tháng?
Doanh nghiệp tôi muốn về Hà Nam để mở xưởng sơn tĩnh điện (Dự án có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên). Vậy cần các thủ tục như thế nào về môi trường để mở xưởng sơn tĩnh điện.
Báo cáo giám sát môi trường thực hiện tối thiểu 6tháng/lần theo nghị định số 29/2011/NĐ-CP có bắt buộc doanh nghiệp phải thuê tư vấn bên ngoài thực hiện không?