Công ty tôi đang dự kiến ký hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức BCC. Xin luật sư giải thích rõ hơn về hình thức đầu tư BCC và các vấn đề pháp lý liên quan đến BCC?
Tôi kết hôn với chồng tôi, là người Mỹ, tại Sở Tư pháp tp Hồ Chí Minh. Khi sinh một con gái chung, chúng tôi quyết định cho bé chỉ lấy quốc tịch Hoa Kỳ. Nay chúng tôi ly dị, tôi nuôi con gái. Xin hỏi, tôi có thể làm đơn xin cho con tôi được nhận quốc tịch Việt Nam không?
Cách đây 3 tháng tôi có thỏa thuận mua 1 miếng đất nhưng chưa có sổ đỏ, 2 bên có ra chính quyền làm 1 tờ giấy tay để đặt tiền cọc 20 triệu chờ khi nào bên bán làm xong sổ đỏ thì chồng hết số tiền còn lại. Nhưng đến nay bên bán đòi trả lại đúng số tiền đặt cọc để bán đất cho người khác. Xin hỏi luật sư: bên bán làm vậy có vi phạm pháp luật? Tôi làm gì để mua được miếng đất đó? Nếu nhận lại cọc thì tôi có được bồi thường không? Xin luật sư tư vấn giúp, chân thành cảm ơn!
(PLO)- Khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị.
Chúng tôi có căn nhà mặt tiền bề ngang rộng 9m, dài 11m làm chỗ buôn bán vải. Nay chúng tôi ly hôn và thống nhất chia căn nhà làm đôi nhưng anh ấy đòi lấy luôn căn nhà và trả tôi số tiền ½ căn còn lại. Tôi không muốn lấy tiền mà muốn được ngăn đôi nhà để còn có chỗ buôn bán lo cho con ăn học. Vậy toà có chia đôi nhà cho tôi hay bắt tôi phải nhận tiền?
Phạm Thị Thu Hằng (hangquan_chungthuy1995@gmail.com)
Cha mẹ tôi có 8 người con ,2 người con riêng , 6 người con chung. Năm 1994 cha mẹ tôi mất để số tài sản, năm 2001 5 người tự chia ra thừa kế tới năm 2011 3 người còn lại mới biết và nhờ chính quyền hủy bìa đỏ của 5 người đó có phải là tài sản chung hay không? xin hỏi 3 người đó sau 10 năm có được hưởng không?
Theo quyết định của TAND quận 5, tôi phải trả cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gần 2,5 tỉ đồng.
Tôi đồng ý phát mãi thửa đất số 507 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi để VPBank thu hồi vốn vay và lãi. Tháng 7-2014, chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Củ Chi ra quyết định chưa được xuất cảnh đối với tôi với thời hạn ba năm để đảm bảo việc THA. Tôi khiếu nại với lý do tài sản đảm bảo THA đã được kê biên để bán đấu giá. Sau đó, phía cơ quan THA hướng dẫn tôi ra tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc ủy quyền cho người khác thay mặt tôi thực hiện các thủ tục liên quan đến các hoạt động THA. Sau khi tôi thực hiện theo hướng dẫn, ngày 25-8-2014, tôi được giải tỏa quyết định chưa được xuất cảnh. Gần đây tôi lại bị ra quyết định cấm xuất cảnh, tại sao?
Bà Trần Thị Thanh Xuân (TP.HCM)
Bố mẹ tôi có 1490m2 đất ở trong đó chỉ có 120m2 là đất ở còn 1370m2 là đất vườn. Bố mẹ tôi đã cắt cho tôi 370m2 trong số 1370m2 đất vườn. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn làm bìa đỏ tên tôi 370m2 đất kia cần những thủ tục gì? Chi phí như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Nhà hàng xóm tôi xây phần móng, đà nhưng không dùng bất kỳ vật gì lót chèn để ngăn giữa tường nhà này với nhà khác. Tôi muốn kiện họ xây không đúng qui trình và thời gian sau có thể làm ảnh hưởng đến 2 nhà sát vách. Tôi phải làm như thế nào?
Gửi bởi: Võ Hồng Phấn
Gần đây, báo chí có đưa tin về một trường hợp vi phạm pháp luật, bỏ trốn ra nước ngoài, sau 34 năm trở về nước thì bị bắt.
Liệu trường hợp này có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?
Chào các anh chị luật sư, Em xin trình bày hoàn cảnh gia đình em như sau: Trước khi ông bà ngoại em còn sống có mua 1 căn nhà (lúc đó mẹ em và 1 số chú dì đang ở trên Campuchia làm ăn nên không có đóng góp tiền xây dựng, giấy chủ quyền là của ông ngoại em . Ông bà ngoại em vừa mất , không có lập di chúc kế thừa cho ai cả. Nhà em có tổng cộng khoảng 11 12 cậu dì. Trong lúc ông bà ngoại bị bệnh , các người con đều thay nhau chăm lo cho ông bà ngoại, trong đó có 1 người dì và chú dành nhiều thời gian chăm sóc cha ông bà ngoại hơn vì có thời gian. Những người còn lại vì vướng bận công việc nên chỉ chăm sóc được khi rảnh tay. Bây giờ, khi ông bà ngoại đã mất thì mọi người trong gia đình đều nói nhà này là nhà của họ, còn mẹ em thì không có quyền gì trong đó cả , mặc dù mẹ em là con ruột của ông bà ngoại . Hiện tại thì người đứng đầu sổ hộ khẩu trong gia đình là người chú, người chăm sóc ngoại em nhiều nhất . Em xin hỏi luật sư, trong trường hợp này giải quyết như thế nào ạ? + Mẹ em có quyền quyết định bán nhà hay không trong trường hợp những người còn lại đều muốn bán nhà để có tiền xài? + Việc người đứng đầu sổ hộ khẩu có quyền cho em ra khỏi sổ hộ khẩu hay không (Có lần em bị hăm dọa sẽ cho tách khẩu vì em có cự cãi với họ lúc họ chửi bới, đổ thừa cho mẹ em. Em vai vế cháu ngoại). + Việc họ thường xuyên đổ thừa , sỉ nhục mẹ em thì hướng giải quyết như thế nào ạ? Bản thân em thì chỉ muốn mẹ em không bị ai nói gì vô cả. Em chỉ muốn mẹ em có thể tập trung vô làm ăn thôi. Em cũng vậy. + Em có thể mời công an xuống giải quyết không? Vì cậu út trong gia đình thường xuyên kiếm chuyện mẹ em. Mẹ em đứng thứ 4, còn người cậu đứng út.
Tôi đem máy vi tính đi làm vệ sinh và cài lại Windows vì máy chạy chậm. Tuy nhiên, trong quá trình này phía đơn vị dịch vụ đã làm mất dữ liệu trong ổ cứng máy tính của tôi.
Tôi có thể kiện yêu cầu bồi thường được không?
(Nguyễn Văn A, TP.HCM)
Cha mẹ tôi có 5 người con, nhưng 2 đứa con ở nước ngoài ,vậy khi chia tài sản có chia đều nhau không.2 người đả đi nước ngoài tư 1984.riêng tài sản lúc chia có ưu tiên cho người ở chung hộ khẩu với cha mẹ không? Xin cám ơn!
Cho em hỏi : Năm 2010 em có trúng tuyển tại trường ĐH SKĐA & HN thuộc hệ chính quy ( cho đến năm 2014) Em có nhận được thông báo gửi Sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2013 , em đọc và tại điều 29 luật NVQS năm 2005, Nếu em có 1 trong 2 trường hợp sau là: - Giấy báo nhập học bản chính - Giấy chứng nhận sinh viên, Giấy miễn nghĩa vụ, kèm biên lai thu tiền học phí gần nhất năm 2013) Em đang theo học năm thứ 3 và vẫn giữ tất cả thủ tục yêu cầu miễn NVQS , nhưng em đã nộp muộn và chưa được cắt NVQS, ban chỉ huy QS đã ko chấp nhận những thủ tục nộp muộn đó và không được cắt chuyển về trường em đang học. Em rất băn khoăn về quá trình đang theo học Em có tiếp tục được học hết 4 năm và đi NVQS sau không hay trong trường hợp này em sẽ phải tạm hoãn việc học và tham gia NVQS rồi về tiếp tục quá trình học dang dở của mình. Em rất cảm ơn về câu giải đáp!
Người hỏi: Sinh viên ( 04:59 23/06/2013)
Tôi ko biết rõ về luật pháp nhiều, xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về sự việc như sau: Trước năm 1985 ông bà ngoại tôi mua đất và ở sau đó đã vượt biên ra nước ngoài. Từ năm 1985 ba mẹ tôi ở và được chính quyền địa phương cấp giấy quyền sở hữu nhà đất, và đóng thuế đầy đủ cho đến nay. Năm 2003 mẹ tôi mất do tai nạn giao thông. Năm 2008 ông bà tôi về và đòi lại nhà, nói rằng toàn bộ số tiền xây nhà là của ông bà. Ông bà có đưa ra chứng cứ là khi xây cất nhà có cậu và mẹ tôi xin chính quyền địa phương(chỉ xác nhận cho mẹ tôi) và một quyển sổ ghi chép toàn bộ chi phí xây nhà lúc bấy giờ. Xin luật sư giải đáp giúp tôi tài sản đó bây giờ ông bà tôi có còn là chủ sở hữu không? Căn nhà tôi cùng với ba tôi và 2 em tôi đang ở hiện nay đang bị ông bà ngoại tôi (hiện đang định cư tại Nhật Bản) thưa kiện và đòi lại.Tôi xin kể rõ đầu đuôi sự việc như sau: Trước đây vào năm 1969 ông bà ngoại tôi có mua một mảnh đất, đến năm 1972 thì ông bà có dựng lên 1 căn nhà nhỏ bằng tole ở cùng các con và đã làm các thủ tục pháp lý để sở hữu căn nhà. Năm 1981 ông ngoại tôi vượt biên qua Nhật, còn bà ngoại tôi và các con của bà phải ra vùng kinh tế để ở. Lúc bấy giờ ba và mẹ tôi đã cưới nhau và sinh tôi nhưng lại ko có nhà ở riêng. Vì thấy căn nhà của ông bà ko ai ở mà lại sợ nhà nước tịch thu nên ba mẹ tôi đã chuyển về căn nhà này sống. Năm 1985 do chính sách cải cách ruộng đất của nhà nước nên chính quyền địa phương đã cấp cho mẹ tôi giấp chứng nhận quyền sở hữu đất cho mẹ của tôi. Năm 1990 bà ngoại tôi cùng với 3 người con của bà cũng đi qua Nhật, còn lại tại Việt Nam là những người đã có gia đình trong đó có cậu tôi và cả mẹ tôi. Năm 1992 vì căn nhà cũ đã quá cũ nên mẹ tôi và cậu(là người vẽ sơ đồ căn nhà) đã xin chính quyền địa phương xây cất mới căn nhà khác, nhưng chính quyền địa phương chỉ xác nhận chỉ có mẹ tôi là người thường trú tại mảnh đất này. Trong quá trình làm nhà thì ông bà tôi có gởi về 14.000 USD để xây nhà, số tiền còn lại do ba mẹ tôi bỏ vào để xây dựng. Toàn bộ chi phí xây dựng mẹ tôi có ghi chép lại trong 1 quyển sổ nhỏ(sau này giao cho ông bà). Năm 1997 ông bà tôi về nước và có lập một biên bản họp gia đình, nội dung nói rằng mẹ tôi chỉ là người ở và trong nom căn nhà, nếu sau này cậu tôi có vợ thì sẽ chuyển cho cậu và ông bà sẽ cho mẹ tôi 6 cây vàng để đến nơi khác ở. Trong biên bản này có mẹ tôi ký chứ không có ba tôi ký. Năm 2003 mẹ tôi đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, lúc bấy giờ ông bà tôi có về và lập một biên bản họp gia đình khác nội dung là cho 3 anh em tôi căn nhà này, nếu như ba tôi có vợ khác thì không được ở trong căn nhà này. Biên bản này có ông bà tôi, tôi cùng với các người con của ông bà cùng ký. Đến năm 2006 ông bà tôi lại về và lập một biên bản họp gia đình khác, nội dung là giao căn nhà tôi đang ở lại cho dì của tôi, biên bản này cả gia đình tôi không ai ký. Năm 2008 ông bà tôi lại về và đòi lại căn nhà, sau đó có thưa kiện ra toà án tỉnh Khánh Hoà. Từ năm 1985 đến nay ba mẹ tôi vẫn đóng thuế nhà đất đầy đủ hàng năm. Vào ngày 1/6/2009 vừa qua toà đã tuyên án sơ thẩm, tuyên án ba tôi cùng với 3 anh em tôi phải trả lại nhà và đất cho ông bà và không được bồi thường bất cứ gì. Tôi không hiểu biết nhiều về pháp luật, ba tôi hiện nay lại bị cao huyết áp thường xuyên. Nếu như bây giờ phải trả lại nhà thì gia đình tôi thật không biết phải sống ở đâu. Rất mong các luật sư hãy tư vấn giúp tôi là phán xét của toà án là đúng hay sai và tôi phải làm thế nào để giữ lại căn nhà mà gia đình tôi đã ở từ năm 1982 đến giờ. Tôi thật sự rất đau lòng và rất buồn phiền, xin các luật sư hãy giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!