Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào?

Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào? Người học trường cao đẳng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào?

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh có mã trường là CDT0209 đào tạo các ngành nghề sau:

STT

Tên Ngành – Nghề

1

Kinh doanh Xuất nhập khẩu

2

Logistics

3

Thu Mua

4

Quản trị Kinh doanh

5

Marketing Thương mại

6

Quản trị Khách sạn

7

Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

8

Quản lý Siêu thị

9

Thương mại Điện tử

10

Quản trị Kinh doanh Bất động sản

11

Tài chính doanh nghiệp

12

Kế toán doanh nghiệp

13

Kế toán Số (DIGITAL ACCOUNTING)

14

Công nghệ Tài chính (FINTECH)

15

Tiếng Anh Thương mại

16

Tiếng Anh Du lịch

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại có các cơ sở đào tạo sau:

- Trụ sở chính: 287 Phan Đình Phùng, P15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.

- Cơ sở: 81 Trần Bình Trọng, P1, Q.5, TP.HCM

- Cơ sở: 269 Phan Xích Long, P2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

- Cơ sở: 106A Đại lộ 3, P. Phước Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM

- Cơ sở Cần Thơ: 8 Lê Hồng Phong, P. Trà An, Q. Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào?

Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng gồm những gì?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng:

Điều 10. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập, hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). Việc thành lập và hoạt động của các đơn vị này được thực hiện theo quy định của pháp luật;
g) Phân hiệu (nếu có).
2. Việc thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Việc thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc trường cao đẳng; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, của Thông tư này và được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng bao gồm:

- Hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập, hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ

- Các khoa, bộ môn

- Các hội đồng tư vấn

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). Việc thành lập và hoạt động của các đơn vị này được thực hiện theo quy định của pháp luật

- Phân hiệu (nếu có)

Người học trường cao đẳng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 41 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định người học trường cao đẳng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện

- Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội

- Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nội quy, quy chế, quy định của trường; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường

- Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình; được bảo lưu kết quả học tập theo quy định của pháp luật

- Được học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo hoặc hợp đồng đã giao kết với trường

- Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và của trường; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận

- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện của nhà trường phục vụ việc học tập, thực hành, thực tập, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, khởi nghiệp và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập theo quy định của pháp luật

- Được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo, chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Đóng học phí và phí dịch vụ khác theo quy định

- Được tham gia lao động, hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể, hội học sinh - sinh viên và tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của tập thể người học kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình; tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường

- Được hưởng các chính sách đối với người học theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo quy định

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nơi thực hành, thực tập.

Trường cao đẳng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường cao đẳng
Hỏi đáp Pháp luật
Mã trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh là gì? Đào tạo các ngành nghề nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách mã trường Cao đẳng trên cả nước cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm 2024 (Mẫu số 08)?
Hỏi đáp Pháp luật
Cao đẳng là gì? Trường cao đẳng là gì? Ai có thẩm quyền thành lập các trường cao đẳng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các hình thức đào tạo cao đẳng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi đặt tên cho trường cao đẳng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian và kế hoạch đào tạo đại học, cao đẳng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục những ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng đại học, cao đẳng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường cao đẳng
Phan Vũ Hiền Mai
158 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào