Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai do cha mẹ để lại không di chúc

Xin chào luật sư!  Con rể tôi hiện đang sống tại Long Thành. Hiện con tôi đang sống trên thửa đất do cha mẹ để lại khoảng 4000m vuông cùng với hai ngừoi em trai, tất cả đều đã có gia đình. Nay người em út đang giữ sổ đỏ mang tên cha mẹ nó, đồng thời yêu cầu con  tôi ra xã để ký nhuợng toàn bộ quyền sử dụng đất cho người em.  Không có di chúc do cha mẹ để lại nên con tôi không chấp nhận và có đưa sự vịêc ra ấp nhờ hòa giải để phân chia đồng đều cho ba anh em nhưng hai ngừoi em không ra làm việc. Như vậy, ban ấp đã lập biên bản hòa giải không thành và chuyển hồ sơ ra xã. Nhưng xã đã không giải quyết mặc dù đã nhiều lần con  tôi xin xã giúp đỡ nhưng họ đều từ chối với lý do không lấy đuợc sổ đỏ do ngừoi em  hiện đang giữ. Vậy con  tôi phải làm thế nào mới đuợc giải quyết và nếu đưa ra toàn án huyện, liệu con tôi có cần phải bổ túc hồ sơ đó không? Huyện có thể giúp con tôi buộc người em phải đưa sổ đỏ ra không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai khi người chết không để lại di chúc

Nhà tôi có 1 sổ QSDD mang tên hộ ông: Hoàng Văn Láu là ông nội tôi. Tính đến thời điểm cấp sổ đỏ năm 2003 thì trong sổ hộ khẩu chỉ có tôi bố tôi và mẹ tôi và do ông làm chủ hộ. Nay ông tôi và bố tôi mất thì các bác là anh trai bố tôi đến đê tranh chấp định lấy tất cả số đất đấy. Mẹ tôi đã khởi kiện ra toà nhưng chưa giải quyết.

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai không có di chúc

Nhà em ở tỉnh Nam Định, ông cố của em có 2 người vợ. Người vợ lớn chính là mẹ của bà nội em. Ông cố chết có để lại 1 mảnh đất mà không viết di chúc để lại cho ai. Rồi bà cố em cung chết , bà nhỏ không có con cái đến bây giờ thì bà cũng mất. Bà nội em co phải là người thừa kế thứ nhất theo pháp luật Việt Nam không? Bà nội em trước khi bà nhỏ chết thì đang ở TPHCM . Bây giờ bà nội em ra để hưởng quyền thừa kế theo pháp luật thì cháu của bà nhỏ cản trở và giấu đi sổ đỏ của mảnh đất. Bà nội em đã cắt hộ khẩu ở Lâm Đồng về lại Nam Định, cháu của bà nhỏ lại chính là chủ tịch xã của xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Bà nôi em đã nhiều lần nộp đơn báo mất sổ đỏ để được làm lại sổ đỏ khác nhưng chủ tịch xã vẫn chưa trả lời và chỉ gửi giấy hẹn. Những người xung quanh mảnh đất của ông cố em lại đang cố tình lấn vào mảnh đất đó. Kính mong luật sư giải đáp dùm em thắc mắc này, nếu được xin luật sư có thể chỉ gia đình em cách thức làm thủ tục đơn từ để có thể làm lại giấy tờ đất.

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai của ông bà để lại không có di chúc

Gia đình ông bà nội tôi có tám người con 2 trai 6 gái tất cả đã có gia đình và có cuộc sống riêng, riêng cô thứ tư trong gia đình sau khi chồng hi sinh về quê sinh sống ông tôi có cho làm nhà trên một lô đất trước nhà ông bà nhưng tách rời với mảnh vườn của ông bà, ông bà nội mất trước năm 1970 có để lại ngôi nhà và vườn không để lại di chúc đất chưa có sổ đỏ, đến năm 1978 nhà cô bị hỏng bị sập không ở dược nữa thì bố tôi là con trai thứ hai trong gia đình có cho cô vào ở nhà của ông bà nội tôi, vào năm 1980 hợp tác xã có đo đất lại và lấy lô đất đất của cô tôi ở trước khi vào ở nhà của ông bà, cấp cho một hộ khác, đến năm 1983 cô tôi đi theo con sinh sống ở vùng khác. đến năm 1988 bố tôi đổi mảnh vườn của ông bà cho một ông A để lấy một mảnh vườn khác để sau này làm nơi thờ tự cho ông bà vì bố tôi là người đang thờ phụng chính cho ông bà nhưng chỉ làm giấy tay. năm 1990 thì con cô tôi về làm lại giấy khác cũng vào năm 1988 mang tên cô tôi đổi cho ông A có hợp tác xã và UBND xã xác nhận, đến năm 2014 thủ tục cấp sổ đỏ mảnh vườn mà bố tôi đã đổi cho ông A mang tên của cô tôi nhưng cô tôi đã mất cách đây gần 10 năm (Nhưng hiện nay bố tôi vẫn đang canh tác trên mảnh vườn này). Xin hỏi luật sư các cấp chính quyền xác nhận mảnh đất ông bà để lại là của cô tôi và cấp sổ đỏ như vậy có đúng không, nay bố tôi muốn lấy mảnh đất đó làm nơi thờ tự cho ông bà thì làm như thế nào!

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai có GCNQSDĐ

Kính gửi Luật Sư, Nội dung sự việc là như sau: GCNQSDĐ đứng tên cha em (có nguồn gốc từ ông nội để lại) do ngày xưa ông bà di dân nước ngoài nên đã để lại cho cha em (có giấy tương phân ruộng đất của ông viết năm 1992). GCNQSDĐ hiện tại có giá trị từ 2003-2013. Năm 2006 ông nội em qua đời, giờ chỉ còn lại bà nội hiện đang sống ở nước ngoài và là công dân nước ngoài. Hôm trước, các anh và chị của cha em về nước (có dẫn bà nội về cùng) để yêu cầu cha em chia lại phần đất cha em đang sử dụng (theo nội dung tờ tương phân ruộng đất mới do ông nội em viết lại sau này - lúc cha em đã đứng tên GCNQSD đất và lúc đó ông nội cũng đã là công dân nước ngoài - giấy viết tay chỉ có chữ ký của ông bà nội và các con, không có dấu công chứng).  Hiện tại các anh và chị của cha em yêu cầu phải thực hiện tờ tương phân này, yêu cầu cha em ký giấy chia lại phần đất này, để chuyển QSDĐ cho người khác (vì các cô và bác là người nước ngoài không thể đứng tên GCNQSDĐ). Cha em không đồng ý, nên bà nội đã lấy GCNQSDĐ của cha em để mang qua nước ngoài. Bà đã lên UBND xã làm giấy tường trình là đang giữ GCNQSDĐ của cha em vì sợ cha em sẽ đem bán. Nên hiện tại cha em muốn làm đơn cớ mất để được xin cấp lại GCNQSDĐ, nhưng UBND không chấp thuận vì có đơn tường trình của bà nội.  Vậy em xin hỏi, việc bà nội em giữ GCNQSDĐ của cha em là có đúng pháp luật Việt Nam không? Trong sự việc này thì ai sẽ là người không đúng? vì không muốn xảy ra mâu thuẫn hơn nữa, (vì mấy cô và bác yêu cầu nội không đưa lại GCNQSDĐ cho cha em), cha em có thể xin cấp lại giấy khác và vô hiệu giấy hiện tại được không?  Em xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất chưa có GCNQSDĐ

Thưa luật sư! Năm 2000 bố mẹ em mua một mảnh đất. Mảnh đất đó đã qua mấy lần chủ và lần nào cũng chỉ có giấy chuyển nhượng do hai bên kí và có chữ kí củ người làm chứng là hàng xóm. Năm 2007,có một người đến và nói đó là đất của họ khai hoang từ trước. nhưng  gia đình em chuyển xuống nơi này từ năm 1991 chưa hề biết đến người này. Sau đó ông ấy đưa đơn lên UBND phường. sau mấy lần hòa giải UBND phường nói rằng một bên khai hoang nhưng không quản lý mà một bên là mua đất nhưng không có giấy tờ hợp pháp nên phường thu làm đất công giao cho khu phố quản lý, mà lúc đó bố em là trưởng khu ,nghĩ rằng kí vào rồi sau này xin lại để qua đợt tranh chấp này nên bố em kí chứ mẹ em không kí. Sau đó thu hồi đất để làm đường quốc lộ gia đình em vẫn được đền bù bình thường và được xác nhận là đất gđ em tự khai từ năm 1992. Lần đó cán bộ đo đạc mảnh đất đó cũng đã tách thửa theo đề nghị của bố em là chia cho chú em,em và em gái em mỗi người một lốt đất . Năm 2010 bố em mất, vừa rồi khu nhà em lại được đền bù vì bị thu hồi đất cho dự án hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện thì người lần trước lại nộp đơn lên phường nói rằng đất đó là ngày trước ông ấy nhờ người trông coi nhưng người ta bán đi mà thôi. Ông ấy nói rằng nhà em lấp đất, đào ao và bán đất như bây giờ là không đúng, đề nghị gđ em trả lại cho ông mảnh đất còn lại. trong khi mẹ em mới chỉ xây 1 cái nhà thôi chứ chưa làm gì cả. Chủ tịch UBND phường nói rằng: nếu gđ em không chia cho ông ấy một lốt đất hoặc cho ông một ít tiền thì phường sẽ lấy đất đó làm đất công, không bên nào được sử dụng đất đó.   Thưa luật sư, như vậy có phải phường có thể thu luôn đất đó nếu gđ em không nhượng bộ hay không. Xin luật sư giải đáp giúp em.Em xin chân thành cảm ơn luật sư.

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai, nhà cửa, phân chia tài sản.

Kính nhờ quý luật sư giải đáp cho tôi sự việc sau: vào năm 1968,tôi cùng gia đình về Minh Lương sinh sống nhưng chưa có đất đai và nhà cửa nên gia đình tôi phải ở nhà trọ. Má tôi thì bán bánh canh,tôi thì đi làm thuê cho trại cây T.H lương một tháng 12.000đ. Đến năm 1971,tôi lấy tiền làm công của tôi mua miếng đất nền nhà trị giá 10.000đ (là miếng đất hiện giờ tôi đang ở,ngang 4,8m,dài 16m). Năm 1972,tôi mua cây gỗ của chủ tôi là trại cây T.H về cất nhà và trừ nợ dần hàng tháng. Nhà cất xong,cha mẹ và các em tôi cùng ở. Đến 1973,tôi cưới vợ và cùng về ở chung.Năm 1976,tôi ra riêng cất thêm 1 căn nhà làm trại mộc. Đến năm 1991 thì ba tôi mất,nhà còn lại mẹ tôi và em út (cô H) tôi ở. Năm 1996,vợ chồng cô H tôi lên Sài Gòn làm ăn và sinh sống. Căn nhà lúc bấy giờ đã bị mụt và sập. Năm 2001,tôi làm ăn thất bại nên đành phải bán căn nhà làm mộc để trả nợ. Định về mua thêm đất cất nhà ở gần má thì má tôi không cho,má tôi khóc và nói: "Nhà này giờ không còn ai ở nữa,có mình má,con về cất lại ở để thờ cúng ba con đi,vì đất này ngày xưa là con mua". Tôi thì không chịu vì sợ còn anh em,sau đó tôi ra kể cho em trai thứ 4 (là chú S) của tôi về chuyện má kêu về cất nhà lại ở,chú S trả cũng trả lời:"đất nhà là của anh thì a giờ cứ về cất lại mà ở đi,anh em thì ai cũng có nhà hết rồi,không ai về ở đâu". Sau đó,tôi mới kêu người em thứ 6 (là cô T) 2 anh em cùng nhau cất lại 1 lúc 2 cái nhà co 3 vách cho đỡ tốn chi phí.năm 2010,má tôi buộc tôi phải lấy 50 triệu đồng là tiền mà tôi đã cất lại nhà lần thứ 2. Má tôi thì đã già,mỗi lần gặp tôi bà lại khóc,tôi chịu không nổi,vì lòng hiếu thảo nên tôi đã nhận số tiền 50 triệu đó mà không thông qua vợ con. Tôi giấu mãi đến bây giờ vợ tôi mới biết và không đồng ý,sau đó đòi trả lại 50 triệu. Phần nền nhà thì cô T buộc má tôi phải bán cho cô T, giá cả thì tự cô T quyết định là 100 triệu đồng,sau đó thì chia cho chú S. 20 triệu đồng,cô H. 80 triệu đồng mà không có ý kiến của tôi và không chia cho tôi.                                       Thưa quý luật sư,câu chuyện còn dài,gia đình còn nhiều mâu thuẫn. Nhờ quý luật sư cho tôi biết là tôi xin trả lại số tiền nhà này có được không? Nếu phần chia tài sản thì tôi có được hưởng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào