Tranh chấp đất đai không có di chúc

Nhà em ở tỉnh Nam Định, ông cố của em có 2 người vợ. Người vợ lớn chính là mẹ của bà nội em. Ông cố chết có để lại 1 mảnh đất mà không viết di chúc để lại cho ai. Rồi bà cố em cung chết , bà nhỏ không có con cái đến bây giờ thì bà cũng mất. Bà nội em co phải là người thừa kế thứ nhất theo pháp luật Việt Nam không? Bà nội em trước khi bà nhỏ chết thì đang ở TPHCM . Bây giờ bà nội em ra để hưởng quyền thừa kế theo pháp luật thì cháu của bà nhỏ cản trở và giấu đi sổ đỏ của mảnh đất. Bà nội em đã cắt hộ khẩu ở Lâm Đồng về lại Nam Định, cháu của bà nhỏ lại chính là chủ tịch xã của xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Bà nôi em đã nhiều lần nộp đơn báo mất sổ đỏ để được làm lại sổ đỏ khác nhưng chủ tịch xã vẫn chưa trả lời và chỉ gửi giấy hẹn. Những người xung quanh mảnh đất của ông cố em lại đang cố tình lấn vào mảnh đất đó. Kính mong luật sư giải đáp dùm em thắc mắc này, nếu được xin luật sư có thể chỉ gia đình em cách thức làm thủ tục đơn từ để có thể làm lại giấy tờ đất.

 

Thứ nhất: bạn hỏi bà nội của bố bạn có phải là người thừa kế thứ nhất hay không? Theo quy định của pháp luật bà nội của bố bạn là người thừa kế thộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, việc có phải là người thừa kế duy nhất hay không thì liên quan đến nhiều yếu tố.

Nếu hôn nhân của ông cố vào các bà cố được công nhân là hôn nhân hợp pháp thì. Di sản của ông cố sẽ được chia cho hàng thừa kết thứ nhất gồm hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố (vợ lớn của ông cố) mất thì bà nội bố bạn là người thừa kế duy nhân di sản của bà cố. Còn bà cố thứ hai mất do không có con nên không có hàng thừa kế thứ nhất vì vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ hai hưởng di sản thừa kế của bà ấy.

Đối vơi mảnh đất của ông cố với các dữ kiên bạn đưa ra theo tôi vì đây là cuộc hôn nhân tư ngày xưa vì vậy pháp luật hội ấy có thể công nhận chế đội hôn nhân đã thê do đó khi ông cô chết mảnh đất của ông được chia cho ba người thừa kế đó là hai bà cố và bà nội bố bạn.

Khi bà cố thứ nhất chết bà nội bố bạn được thừa kế toàn bộ tài sản của bà cố thứ nhất vì vậy bà nội bố bạn được 2/3 mảnh đất đó. Còn 1/3 mảnh đất thuộc quyền thừa kế của bà cố thứ hai. Khi bà cố thứ hai chết không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên các người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bà ấy được hưởng.

Như vậy, theo tôi bà nội bạn chỉ được 2/3 mảnh đất hiện tại mà thôi.

Tất cả những đề cập trên chi là giả thiết sự việc của bạn nêu ra tương đối phức tạp cần phải đối chiếu quy định của pháp luật qua từng thời kỳ vì vậy bạn cần phải cung cấp các thông tin dữ liệu đầy đủ mới có thể tư vấn chính xác được.

Còn đối với việc yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết bạn có thể bảo bà nội bố bạn viết đơn lên Chủ tịch UBND huyện nơi có mảnh đất để giải quyết. Việc cấp GCNQSĐ không thuộc thẩm quyền của UBND xã.

Một vài trao đổi về vấn đề bạn quan tâm, chúc bạn sớm hoàn thành thủ tục giúp bà nội của bố bạn.

Tranh chấp đất đai
Hỏi đáp mới nhất về Tranh chấp đất đai
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện, cấp tỉnh là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì đất đang có tranh chấp là đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi quyền sử dụng đất do phán quyết của Trọng tài thương mại có phải đăng ký biến động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định Điều 236 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai mà một trong các bên tranh chấp có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp do cơ quan nào giải quyết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất đang có tranh chấp có được cho thuê quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp từ 01/8/2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tranh chấp đất đai
Thư Viện Pháp Luật
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tranh chấp đất đai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tranh chấp đất đai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào