Giáo viên

Giáo viên đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Chế độ giảng dạy đối với giáo viên dạy nghề

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Mục II Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, có quy định: “Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương trình, trình độ, từ lớp 3 trở đi: 1 giờ lý thuyết được tính bằng 0,75 giờ chuẩn”. Ông Bạch Thanh Luận (tỉnh Hậu Giang) đề nghị cơ quan chức năng cho biết, trường dạy nghề của ông Luận áp dụng nội dung này cho 1 năm học như ví dụ dưới đây là đúng hay là sai? Đầu học kỳ 1 ông Luận được phân công dạy 1 lớp, giữa học kỳ 1 dạy 1 lớp và cuối học kỳ 1 dạy 1 lớp, cả 3 lớp cùng chương trình cùng trình độ và sang học kỳ 1 ông Luận cũng được phân công dạy giống như học kỳ 1 và môn dạy của học kỳ 2 trùng với môn dạy của học kỳ 1. Đến cuối năm trường tính giờ quy đổi như sau: Số giờ lý thuyết 2 lớp đầu nhân hệ số 1 và số giờ lý thuyết 4 lớp còn lại nhân hệ số 0,75.

Hỏi đáp pháp luật Chế độ với giáo viên biệt phái công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo

Ông Tiết Minh Quân (quantm.chauthanh@....), công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang phản ánh việc các giáo viên biệt phái sang công tác tại Phòng GDĐT huyện không được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp công vụ. Theo thư của ông Quân, do nhu cầu công việc nên Phòng GDĐT huyện Châu Thành đã xin ý kiến của UBND huyện ra quyết định điều động một số giáo viên từ các đơn vị trường học về công tác tại Phòng GDĐT. Tuy nhiên, các giáo viên này không có tên trong bảng lương chính thức của Phòng GDĐT do phòng đã đủ biên chế nên không được hưởng phụ cấp công vụ theo Nghị định 57/2011/NĐ-CP ngày 7/7/2011 của Chính phủ. Đồng thời, do các giáo viên này không đứng lớp nên cũng không được hưởng các chế độ phụ cấp đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ông Quân mong cơ quan chức năng xem xét để đảm bảo chế độ đối với các giáo viên được điều động.

Hỏi đáp pháp luật Chế độ trợ cấp đối với giáo viên vùng khó khăn

Hiện tại tôi đang là nhân viên thư viện trường học thuộc xã có điều kiện khó khăn (gọi là khu vực 135) được hưởng rất nhiều ưu đãi và trợ cấp. Vậy trường hợp tôi là nhân viên thì có được hưởng trợ cấp gì không? Xin luật gia cho biết các quy định cụ thể của pháp luật.

Hỏi đáp pháp luật BHXH tỉnh không giải quyết là do có mã ngạch là giáo viên

Xin chào BHXH Hậu Giang Xin được hỏi BHXH Hậu Giang 1 vấn đề sau: -Cô Nguyễn Thị Vĩnh Trang, giáo viên trường TH Hòa Mỹ 1 đã nghỉ việc nhưng tham gia BHXH tự nguyện để đủ số năm hưởng lương hưu. Nhưng BHXH tỉnh không giải quyết là do có mã ngạch là giáo viên nhưng không hưởng PCTN nghề. -Xin giải thích trường hợp này như sau: Trường hợp GV Nguyễn Thị Vĩnh Trang, GV trường TH Hòa Mỹ 1, được nhà trường phân công làm công tác khác như: y tế trường học (có thay đổi công việc của từng năm học), nhưng không dạy lớp do không đủ trình độ chuyên môn đào tạo theo quy định. Theo quy định của NĐ 54 về hưởng PCTN nhà giáo, nếu GV mang mã ngạch có 2 chữ số đầu là 15 nếu không dạy lớp sẽ không thuộc đối tượng hưởng PCTN nhà giáo. Như vậy trường hợp của cô Trang nêu trên sẽ không hưởng PCTN nhà giáo là đúng qui định theo NĐ 54, nhưng vẫn mang mã ngạch giáo viên. Do đặc thù của ngành giáo dục, có rất nhiều trường hợp GV được phân công làm công tác khác như: tạp vụ (phục vụ), thư viện, văn phòng,kế toán, ...nhưng không dạy lớp (do nhà trường phân công). Cho nên Phòng GD sẽ căn cứ vào bảng phân công công việc của từng năm học để giải quyết hưởng PCTN nhà giáo. Nếu GV có dạy lớp thì hưởng PCTN nhà giáo, nếu GV không dạy lớp sẽ không được hưởng PCTN nhà giáo (theo Nghị định 54). Do đó trường hợp của cô Trang Phòng GD&ĐT đã giải quyết việc cô Trang không hưởng PCTN nhà giáo là đúng. Rất mong BHXH tỉnh nghiên cứu,xem xét lại. Đề nghị BHXH tỉnh Hậu Giang có công văn hướng dẫn thủ tục hồ sơ như thế nào để được hưởng chế độ BHXH hoặc không giải quyết thì cho biết rõ lý do vì sao không được hưởng chế độ BHXH (hiện nay ngành giáo dục còn rất nhiều trường hợp là giáo viên được phân công làm công tác khác như, kế toán, văn phòng, ... không hưởng PCTN nhà giáo vì không dạy lớp. Trân trọng kính chào!

Hỏi đáp pháp luật Nếu giáo viên tham gia BHXH bắt buộc thì 3 tháng hè sẽ giải quyết ra sao?

Phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp có hợp đồng Giáo viên dạy ở các trường Tiểu học và trường THCS được trả lương hợp đồng như sau: -Giáo viên dạy lớp: dạy 1 lớp xuyên suốt trong tháng theo qui định là 96 tiết/tháng và được trả lương theo văn bằng được đào tạo (Ví dụ trình độ Trung cấp trả theo hệ số lương 1,86, cao đẳng trả 2,10, ĐH 2,34 nhân cho mức lương cơ sở 1.150.000 đồng)và chỉ được được trả 9 tháng từ tháng 9 năm 2014 đến hết 31 tháng 5 năm 2015 hơạc ít hơn (3 tháng hè không được trả lương) và chỉ làm bảng hợp đồng làm việc, không có quyết định hưởng lương theo hệ số lương như GV trong biên chế). Như vậy có được tham gia BHXH bắt buộc hay không vì ngân sách chỉ hỗ trợ có 9 tháng (ngân sách chi trả 22%, cá nhân 10,5% trên tháng), còn ba tháng hè không được hỗ trợ. Nếu tham gia BHXH bắt buộc thì 3 tháng hè sẽ giải quyết ra sao (chuyển qua BHXH tự nguyện có được không)hoặc cá nhân đóng đủ 32,5% được hay không. -Còn Giáo viên dạy các môn chuyên ở tiểu học như: Anh văn, tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc (hưởng hệ số lương như Gv dạy lớp), nhưng do bộ môn chuyên sẽ lệ thuộc vào tổng số lớp của từng trường, nên số tiết dạy sẽ ít hơn số tiết quy định là 96 tiết/tháng (Ví dụ môn âm nhạc mỗi tuần 1tiết/1lớp, nếu trường có 12 lớp thì số tiết trả tiền dạy hợp đồng tính theo TT07-2013 và trả tiền dạy thêm tiết theo số tiết đã dạy là 48 tiết/tháng (và cũng chi trả tiền dạy hợp đồng như Gv dạy lớp là 9 tháng) và GV hợp đồng dạy bộ môn cấp THCS nhưng không đủ số tiết qui định (gần giống như GV dạy môn chuyên cấp tiểu học). Vây những đối tượng này được tham gia BHXH bắt buộc hay không, nếu được thì cách tính đóng BHXH như thế nào (theo số tiền trên số tiết hợp đồng? Vì thời gian hợp đồng bắt đầu từ ngày 01 tháng 9 năm 2014. Do đó để kịp thời báo tăng lao động (tham gia BHXH bắt buộc) trong tháng 10 năm 2014 nên rất mong sự trả lời sớm nhất từ BHXH Hậu Giang. Xin cám ơn! 

Hỏi đáp pháp luật Chế độ cho giáo viên thể dục ngoài trời

Kính gửi Sở GD&ĐT! Tôi là giáo viên giảng dạy môn thể dục. Tôi muốn hỏi ở các Phòng Giáo dục trong tỉnh đã áp dụng chế độ bồi dưỡng ngoài trời và trang phục mới cho giáo viên thể dục chưa? 

Hỏi đáp pháp luật Chủ trương xét duyệt giáo viên đến Đảo Trần

Tôi là giáo viên THCS môn Tiếng Anh và vợ tôi là giáo viên tiểu học hiện đang công tác tại tỉnh Điện Biên. Chúng tôi có nguyện vọng ra công tác tại Đảo Trần, huyện đảo Cô Tô. Xin hỏi: Tỉnh Quảng Ninh còn xét duyệt hay không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Mức lương giáo viên Tin học

Từ tháng 9-2013, tôi là giáo viên hợp đồng trường dạy Tin học ký hợp đồng 3 tháng/lần. Tôi muốn hỏi mức lương cho giáo viên hợp đồng trường được trả thế nào? Theo tôi được biết, số tiền thu từ học sinh là như nhau (210.000/năm). Vậy vì sao tôi đi dạy ở TP Uông Bí 22 tiết/tuần chỉ được trả lương 1,5 triệu mà khi dạy ở huyện Hoành bồ 18 tiết/tuần được trả là 2,5 triệu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Chính sách đối với giáo viên công tác ở vùng khó khăn

Chúng tôi là những giáo viên tiểu học đang công tác không thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hải Hà. Hiện nay chúng tôi có nguyện vọng lên công tác tại các trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn như xã Quảng Sơn, Quảng Đức. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Hà yêu cầu phải thực hiện ăn ở tại trường từ thứ hai đến thứ sáu mới được về gia đình, như vậy việc chăm lo cho gia đình và con cái của chúng tôi không đảm bảo. Trên thực tế, chúng tôi đi về trong ngày vẫn đảm bảo đúng thời gian dạy học. Vậy chúng tôi xin hỏi quy định như vậy có đúng với luật lao động không? Nếu chúng tôi thực hiện ngày làm việc 8 tiếng thì tại sao lại phải ở qua đêm tại trường trong khi không có học sinh bán trú? Chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Thời gian làm việc của giáo viên

Tôi muốn hỏi quy định về thời gian làm việc của giáo viên là tính 45 giờ (đối với 5 ngày/tuần) và 48 giờ (đối với 6 ngày/ tuần) trong một tuần, tương đương trung bình là 8 tiếng trong một ngày. Tôi muốn hỏi đối với giáo viên giảng dạy ở khối THCS chúng tôi thời gian làm 8 tiếng đó có tính cả thời gian soạn giáo án không? Hoặc thời gian soạn giáo án có được tính vào thời gian làm việc không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Quy định thời gian dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên phổ thông

Tôi được biết, theo quy định trong năm học giáo viên phổ thông được quyền tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, chúng tôi rất ít được tập huấn, chủ yếu dồn vào thời gian nghỉ hè. Hiện nay, vừa mới được nghỉ hè chúng tôi đã phải đi tập huấn 1 tuần. Xin hỏi như vậy có đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Chuyển công tác của giáo viên

Xin được hỏi: Hiện nay tôi đang là giáo viên THPT. Nếu tôi chuyển đi nơi khác và sang làm giáo viên day THCS thì tôi có được hướng tiếp bậc lương đang được hưởng không? Hay thay đổi thế nào.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào