Giáo viên

Giáo viên đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Giáo viên hướng dẫn thực hành của Trung tâm huấn luyện thuyền viên không có kiến thức thực tế về điều khiển thuyền sẽ bị phạt thế nào?

Giáo viên hướng dẫn thực hành của Trung tâm huấn luyện thuyền viên không có kiến thức thực tế về điều khiển thuyền sẽ bị phạt thế nào? Chào Ban biên tập, tôi là Tuấn, là cán bộ công tác tại trung tâm huấn luyện thuyền viên. Tôi có một thắc mắc mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Trường hợp giáo viên hướng dẫn thực hành của Trung tâm huấn luyện thuyền viên không có kiến thức thực tế về điều khiển thuyền thì bị xử phạt thế nào? Mức xử phạt về vấn đề này là bao nhiêu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Tuấn_Vũng Tàu)

Hỏi đáp pháp luật Quy định về luân chuyển giáo viên

Sau 3 năm dạy học ở vùng khó, năm học 2016-2017 tôi được chuyển công tác về vùng thuận lợi nơi nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường không giao cho tôi đứng lớp với lý do là đã đủ giáo viên. Tạm thời tôi chỉ được dạy khi có giáo viên xin nghỉ. Xin hỏi như vậy có đúng không và tôi phải làm gì để được dạy học trở lại?

Hỏi đáp pháp luật Giáo viên dạy tích hợp có được hưởng phụ cấp đặc thù?

Tôi là giáo viên THPT. Khi nhà trường áp dụng thí điểm dạy học tích hợp, tôi được Hiệu trưởng phân công dạy. Từ năm học 2015 – 2016, hàng tháng tôi đều được giao dạy tích hợp. Tôi có được hưởng phụ cấp theo Nghị định số: 113/2015/NĐ-CP không?

Hỏi đáp pháp luật Phụ cấp thâm niên với giáo viên quân nhân chuyên nghiệp
Ông Nguyễn Gia Phương (TPNha Trang, tỉnh Khánh Hòa; email: phuonggia57@...) đề nghị giải đáp chế độ phụ cấp thâm niên với giáo viên đã có thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục công lập trước khi làm giáo viên quân nhân chuyên nghiệp. Theo phản ánh của ông Phương, ông là nhà giáo đã tham gia giảng dạy 35 năm 9 tháng. Từ tháng 9/1977 đến tháng 9/1988, ông Phương là giáo viên phổ thông. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự (từ tháng 9/1983 - 10/1985), ông Phương chuyển sang giảng dạy trong quân đội từ tháng 10/1988 đến tháng 5/2012 thì về hưu. Ông Phương cho rằng, theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, ông đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo nhưng khi tính lương hưu, ông Phương chỉ được hưởng 18% phụ cấp thâm niên quân ngũ. Ông Phương hỏi, trường hợp nhà giáo vừa có thời gian giảng dạy ở các trường phổ thông, vừa có thời gian giảng dạy trong quân đội thì có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Hỏi đáp pháp luật Giáo viên có được bảo lưu tiết dạy bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ?

Tôi là giáo viên THCS. Trong tháng 8 này, tôi liên tục được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đồng nghiệp do Phòng GD&ĐT tổ chức. Vậy trường hợp của tôi có được bảo lưu số tiết dạy này để khấu trừ vào năm học mới hay không, cụ thể là tháng 9/2016? – Hà Phương (haphuong***@gmail.com).

Hỏi đáp pháp luật Quy định về giáo viên nước ngoài vào dạy học tại tại các trường phổ thông

Trường tôi có mời giáo viên nước ngoài về dạy học tiếng Anh cho các em học sinh. Tuy nhiên, họ không hề có nghiệp vụ, hay kinh nghiệm gì về giảng dạy. Xin hỏi như vậy có sai hay không, có quy định nào về việc mời người nước ngoài về dạy học trong trường phổ thông công lập hay không? – Lê Trung Kiên (ltrungkien***@gmail.com).

Hỏi đáp pháp luật Chế độ giáo viên thể dục
GD&TĐ - Hỏi: Chúng tôi là giáo viên thể dục tiểu học thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái). Kế toán và hiệu trưởng nói do đầu năm không lập dự toán nên chưa được hưởng phụ cấp. Vậy nhà trường trả lời như vậy là đúng hay sai. Liệu chúng tôi có được hưởng chế độ bồi dưỡng ,trang phục đối với giáo viên dạy thể dục không? – Văn Hà (ha@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Quy định giảm tiết dạy của giáo viên kiêm nhiệm
GD&TĐ - Quy định cụ thể về việc giảm tiết dạy cho giáo viên khi kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Hỏi: Tôi là giáo viên THCSkiêm nhiệm hai công việc, vừa là chủ nhiệm lớp vừa là tổ trưởng bộ môn thì được giảm bao nhiêu tiết trong một tuần? Nguyễn Thị Cường tỉnh Gia Lai (thaomygvgl@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy tiếng dân tộc
Hỏi: Tôi là giáo viên tiểu học của tỉnh An Giang. Vừa qua, tôi được điều động làm giáo viên dạy tiếng Khme. Xin được hỏi chuyên mục, trường hợp của tôi và người học được hưởng những quyền lợi gì? – (Phạm Ngọc Huyền Trang (pntrang@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Giáo viên hợp đồng không được hưởng phụ cấp thâm niên
GD&TĐ - Hỏi: Tôi ra trường từ 1993 đến nay đã trực tiếp đứng lớp 20 năm và 20 năm đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ khi có quyết định ra trường tôi đều được hưởng các chế độ đầy đủ như một viên chức cứ 2 năm nâng lương 1 lần, các quyết định chuyển xếp ngạch lương tôi đều có đầy đủ. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ không? Và nếu được hưởng thì được hưởng bao nhiêu năm? Có phải trừ thời gian tập sự không? – Ngô Thị Nông, giáo viên tiểu học tỉnh Bến Tre (ntnong@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Trường hợp giáo viên không tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút
GD&TĐ - Hỏi: Có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn và trực tiếp giảng dạy ở đó có tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút theo NĐ 19/2013/NĐ-CP hay không? Đó là thắc mắc của bạn đọc Hà Anh Quán Trường tiểu học Lũng Niêm (Bá Thước, Thanh Hóa) (haanhquan60@gmai.com). Theo thư bạn viết: Bạn ra trường năm 1978, công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, đã được hưởng chế độ thu hút theo Nghị định 61, thời gian hưởng đủ 5 năm. Hiện nay, tôi đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, có hộ khẩu thường trú tại vùng đặc biệt khó khăn.
Hỏi đáp pháp luật Giáo viên dạy sơ cấp nghề phải dạy tối đa là 46 tuần/năm học
GD&TĐ - Xin được hỏi những giáo viên như chúng tôi phải thực hiện chế độ làm việc như thế nào mới đúng và đủ theo quy định của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội? Một số giáo viên dạy nghề sơ cấp thuộc Trung tâm dạy nghề của tỉnh Đồng Nai (ngduydai@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Giáo viên ngạch lương thư viện được hưởng phụ cấp thâm niên?
Tôi được tuyển dụng vào giảng dạy ở một trường THCS của tỉnh Hưng Yên từ năm 1993 (có quyết định của Trưởng phòng GD&ĐT huyện). Tuy nhiên thời điểm đó tôi được hưởng lương theo mã ngạch của nhân viên thư viện. Năm 2004, theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, tôi được xếp chuyển qua mã ngạch giáo viên. Vậy trường hợp của tôi, trong thời gian giảng dạy từ năm 1993 đến 2004 (thời gian tôi trực tiếp giảng dạy nhưng hưởng lương theo mã ngạch thư viện) có được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ hay không? - Nguyễn Quốc Việt, tỉnh Hưng Yên (ngquocviet@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Quy định về mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên đứng lớp
Một số giáo viên THCS ở Bình Thuận viết thư đề nghị chuyên mục Hộp thư bạn đọc giải thích vì sao có sự khác nhau trong thực hiện chế độ phụ cấp đứng lớp. Trong thư bạn đọc viết: Tại sao chúng tôi là giáo viên THCS ở xã vùng cao của tỉnh Bình Thuận nhưng chỉ được hưởng phụ cấp ưu đãi 30% đứng lớp, trong khi đó các giáo viên ở xã vùng cao khác trong cùng một huyện lại được hưởng phụ cấp ưu đãi là 35%.
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào