Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất là tài sản công 2025?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công 2025?
- Việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý thực hiện thế nào?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công 2025?
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công 2025 là Mẫu số 02 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 03/2025/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công 2025
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công 2025? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra hiện trạng, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý như sau:
(1) Cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2025/NĐ-CP đồng thời là cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Tài chính lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương quản lý, sử dụng (bao gồm cả nhà, đất trên địa bàn địa phương khác) thì căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì kiểm tra hiện hiện trạng hoặc giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Việc giao cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng được thực hiện bằng văn bản và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để biết, phối hợp, thực hiện. Việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất được thực hiện như sau:
- Trường hợp cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng đồng thời là cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thì việc kiểm tra hiện trạng nhà, đất được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền lập phương án nhận được Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trong trường hợp có cơ quan tổng hợp) hoặc Báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trong trường hợp không có cơ quan tổng hợp);
- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan tổng hợp) chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thì cơ quan tổng hợp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng và gửi Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất cùng với Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tới cơ quan có thẩm quyền lập phương án;
- Cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương thực hiện kiểm tra hiện trạng nhà, đất; việc kiểm tra hiện trạng nhà, đất được lập thành Biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất.
- Đối với nhà, đất trên địa bàn địa phương khác thì việc kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất thực hiện tương tự quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
(2) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đồng thời là cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất thì trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trạng nhà, đất và Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án (trong trường hợp có cơ quan tổng hợp) hoặc Báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trong trường hợp không có cơ quan tổng hợp), cơ quan có thẩm quyền lập phương án có trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp cơ quan lập phương án là Sở Tài chính) hoặc gửi Sở Tài chính (trong các trường hợp còn lại) để Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án gồm:
- Văn bản của cơ quan lập phương án về việc đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất: 01 bản chính;
- Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau khi đã hoàn thiện: 01 bản chính;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất: 01 bản chính;
- Hồ sơ pháp lý về nhà, đất của từng cơ sở nhà, đất hoặc Văn bản xác nhận về việc không có hồ sơ pháp lý hoặc có nhưng bị thất lạc của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản sao;
- Hồ sơ liên quan đến phương án (hình thức) sắp xếp lại, xử lý nhà, đất: 01 bản sao;
- Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
(3) Căn cứ hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP. Hồ sơ gồm:
Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) về việc đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất: 01 bản chính;
Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP: 01 bản sao.
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này;
- Xem xét, phê duyệt phương án đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
- Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn địa phương khác trước khi phê duyệt phương án theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Thời hạn có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) trong trường hợp không có ý kiến đúng bạn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2025/NĐ-CP.
Tại văn bản đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, điểm b khoản này phê duyệt phương án phải nêu rõ có hoặc chưa có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) và quá trình lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất); trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) đã có ý kiến thì trong hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phải có bản chính văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất).
(4) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất không đồng thời là cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất thì sau khi nhận được Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án (trong trường hợp có cơ quan tổng hợp) hoặc Báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trong trường hợp không có cơ quan tổng hợp) và Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất, Sở Tài chính có trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
(5) Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất: 01 bản chính;
- Hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP: 01 bản sao.
- Phê duyệt phương án đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
(6) Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP, của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
(7) Hình thức văn bản phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và nội dung chủ yếu của văn bản phê duyệt phương án được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 6 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
(8) Trên cơ sở phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định 03/2025/NĐ-CP này phê duyệt theo các hình thức thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Điều 11, 12 và 13 Nghị định 03/2025/NĐ-CP quyết định xử lý nhà, đất. Hình thức quyết định xử lý nhà, đất và xử lý một số trường hợp cụ thể được thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 03/2025/NĐ-CP
Không phải ban hành Quyết định xử lý nhà, đất đối với nhà, đất được xử lý theo hình thức giữ lại tiếp tục sử dụng hoặc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?
Căn cứ Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định 11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai gồm:
- Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
- Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
- Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?