Mẫu Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo Nghị định 03?
Mẫu Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo Nghị định 03?
Căn cứ Mẫu số 01b Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 03/2025/NĐ-CP quy định mẫu báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công như sau:
Tải về Mẫu Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo Nghị định 03
Ghi chú:
1 Mẫu này sử dụng để cơ quan quản lý cấp trên (gọi là cơ quan tổng hợp) để tổng hợp đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp không có cơ quan tổng hợp thì cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng Mẫu này để tổng hợp đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý.
1 Ghi cụ thể văn bản đề nghị của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2 Tên cơ quan tổng hợp (trong trường hợp có cơ quan tổng hợp).
Mẫu Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo Nghị định 03? (Hình từ Internet)
Nhà, đất là tài sản công bị thu hồi khi nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 03/2025/NĐ-CP quy định thu hồi:
Điều 11. Thu hồi
1. Việc thu hồi nhà, đất được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Nhà, đất không sử dụng liên tục quá 12 tháng, trừ trường hợp đang triển khai thủ tục để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà không thuộc trường hợp thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Tặng cho, góp vốn, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, trừ nhà, đất thuộc vụ việc đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý;
c) Nhà, đất sử dụng không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) ban hành Quyết định thu hồi nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương và địa phương quản lý (bao gồm cả nhà, đất của địa phương khác trên địa bàn) sau khi cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này phê duyệt phương án thu hồi.
[...]
Như vậy, nhà, đất là tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Nhà, đất không sử dụng liên tục quá 12 tháng, trừ trường hợp đang triển khai thủ tục để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà không thuộc trường hợp thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai
- Tặng cho, góp vốn, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, trừ nhà, đất thuộc vụ việc đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý
- Nhà, đất sử dụng không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ
Giá trị tài sản công được đánh giá lại khi nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước:
Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
Như vậy, giá trị tài sản công được đánh giá lại khi thuộc trường hợp sau:
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt
- Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán
- Bán, thanh lý tài sản
- Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?