Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại xử lý tài sản công là nhà đất?
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà đất?
Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất đang được đưa ra lấy ý kiến
Theo đó, dự kiến Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà đất sẽ điều chỉnh những nội dung sau:
- Sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, công trình khác gắn liền với đất do đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng, trừ nhà, đất không thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị định.
- Xử lý chuyển tiếp việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất quản lý, sử dụng.
Xem chi tiết toàn văn Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất tại đây:
Ngày 01/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất
Xem chi tiết Nghị định 03/2025/NĐ-CP tại đây: tải về
Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại xử lý tài sản công là nhà đất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay như thế nào?
Tại Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay:
- Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việc công khai tài sản công được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về việc công khai tài sản công như sau:
- Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nội dung công khai bao gồm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
- Hình thức công khai bao gồm:
+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm công khai được quy định như sau:
+ Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai đối với tài sản công của cả nước;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, sử dụng;
+ Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?