Mẫu lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025?
Mẫu lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025?
Mẫu lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025 như sau:
Em tiếp thu bài tốt, biết những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè. Em nắm vững kiến thức, biết tìm đến sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn. Em hiểu bài tốt, biết chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Em biết những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. Em biết những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè. Em biết khám phá thế giới bản thân và thế giới xung quanh. Em mô tả được hình dáng của em bên ngoài và của bạn. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm. Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi. Em biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học. Em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi dến trường,lớp. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp. Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày. Em tham gia tích cực phát biểu trong hoạt động nhóm. Em chỉ ra được hành vi nên làm và không nên làm ở lớp,ở nhà. Em biết giới thiệu tên, sở thích, điểm nổi bật của các bạn. Em ứng xử thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Em nên rèn kỹ năng lắng nghe, tập trung trong giờ học. Em cần tập trung nghe giảng hơn. Tham gia thảo luận tích cực nhiệt tình vui vẻ đoàn kết Miêu tả được hình thức bên ngoài của bản thân Mạnh dạn làm quen và thân thiện với các bạn khác Còn rụt rè khi giao tiếp Chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tổng thể Cần rèn luyện khả năng lắng nghe và tập trung Cần sắp xếp thời gian học tập vui chơi khoa học hơn Em đã thân thiện với bạn học nhưng cần hạn chế nói chuyện riêng trong giờ Em nên tập trung Nghe giảng hơn Em nên chú ý trong giờ học hơn Em hạn chế làm việc riêng trong giờ Chưa mạnh dạn khi giao tiếp nêu ý kiến cá nhân. Em hoàn thành tốt các nội dung môn học Em có kỹ năng giao tiếp tốt Em biết nói lời hay ý đẹp Em thực hiện tốt nội quy nhà trường thân thiện với bạn bè Em đã thể hiện được sự khéo léo cẩn thận |
* Trên đây là Mẫu lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025? chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định:
Điều 5. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 gồm:
(1) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(2) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Đánh giá cuối học kỳ 1 học sinh tiểu học về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục thì giáo viên cần căn cứ vào đâu?
Căn cứ Điều 7 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 7. Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
[.....]
Như vậy, đánh giá cuối học kỳ 1 học sinh tiểu học về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục thì giáo viên cần căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Chạy xe ô tô không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền từ 01/01/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?