Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024 - 2025?
Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm 2024 - 2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/BGDĐT cũng có quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo môn học, cụ thể đánh giá theo các mức sau:
- Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Dưới đây là Mẫu Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm 2024 - 2025:
Lời nhận xét, đánh giá chung học sinh THPT
Nỗ lực hết mình trong quá trình học tập/ Tiến bộ đáng khen trong kỳ học. Ý thức tự học tốt, giúp đỡ bạn trong giờ học. Chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp. Tích cực tham gia phát biểu trong giờ học và tương tác tốt với giáo viên và bạn bè. Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới chu đáo. Có kỹ năng phân tích nội dung bài học. Tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm. Có khả năng thuyết trình tốt, nắm vững nội dung bài học, cần phát huy nhiều hơn. Có óc sáng tạo, chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu các phương pháp học tập. – Biết áp dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế. Nỗ lực hết mình trong học tập, cần dành thêm thời gian để ôn tập bài học cũ. Nỗ lực hết mình trong học tập nhưng còn chậm, cần rèn luyện các dạng bài tập đã học trên lớp để khắc sâu kiến thức. Hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý chí vươn lên, trung thực trong cuộc sống và học tập. |
Lời nhận xét năng lực, phẩm chất học sinh THPT
* Về năng lực
Tự phục vụ, tự quản Ý thức phục vụ bản thân tốt. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Còn quên sách vở, đồ dùng học tập. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập nhưng chưa giữ gìn cẩn thận. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo. Hợp tác Trình bày rõ ràng, mạch lạc Biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong nhóm. Tích cực tham gia hoạt động nhóm và trao đổi ý kiến với bạn. Chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm. Hợp tác trong nhóm tốt. Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm Tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả Tự học và giải quyết vấn đề Tự giác hoàn thành bài tập trên lớp. Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập cá nhân. Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Biết tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập. Có khả năng tự học. Chưa có khả năng tự học mà cần sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ. Có khả năng hệ thống hóa kiến thức. Hạn chế Chưa giữ gìn sách vở cẩn thận, chưa có thói quen tự học Chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập Còn rụt rè, cần tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến nhiều hơn Chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Chưa chấp hành nội quy trường lớp Chưa tích cực tham gia hoạt động tổ nhóm Chưa chấp hành sự phân công của tổ, lớp. |
* Về phẩm chất
Chăm học, chăm làm Đi học chuyên cần, đúng giờ. Đi học đầy đủ, đúng giờ. Chăm học. Tích cực hoạt động . Tích cực tham gia văn nghệ của lớp và trường. Tích cực tham gia các phong trào lớp và trường. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tự tin, trách nhiệm Tích cực phát biêu xây dựng bài. Tự chịu trách nhiệm về các việc làm của bản thân, không đổ lỗi cho bạn. Mạnh dạn nhận xét, góp ý cho bạn. Chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến. Trung thực, kỉ luật Trung thực, thật thà với bạn bè và thầy cô. Không nói dối, nói sai về bạn. Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô. |
Mẫu lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 2025 về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất
1. Phẩm chất: Tự lập Mức Tốt: Học sinh có ý thức tự giác cao trong học tập và sinh hoạt; biết lập kế hoạch cá nhân và thực hiện nghiêm túc. Mức Khá: Học sinh có khả năng tự quản tốt, đôi khi cần hỗ trợ từ giáo viên hoặc gia đình để hoàn thành nhiệm vụ. Mức Đạt: Học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ nhưng còn thiếu kiên trì và cần sự giám sát thường xuyên. Mức Chưa Đạt: Học sinh chưa chủ động trong học tập và sinh hoạt, thường xuyên phụ thuộc vào người khác. 2. Phẩm chất: Trung thực Mức Tốt: Học sinh luôn trung thực trong lời nói và hành động, biết nhận lỗi và sửa chữa khi mắc sai lầm. Mức Khá: Học sinh có ý thức trung thực nhưng đôi khi chưa dứt khoát trong việc nói thật hoặc giải quyết vấn đề. Mức Đạt: Học sinh có ý thức trung thực nhưng cần rèn luyện thêm để khẳng định sự nhất quán trong hành vi. Mức Chưa Đạt: Học sinh còn thiếu trung thực, cần được định hướng và nhắc nhở thường xuyên. 3. Phẩm chất: Trách nhiệm Mức Tốt: Học sinh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Mức Khá: Học sinh có ý thức trách nhiệm nhưng đôi khi cần được nhắc nhở để hoàn thành công việc. Mức Đạt: Học sinh có thực hiện nhiệm vụ nhưng chưa thực sự chủ động, còn ỷ lại vào nhóm hoặc bạn bè. Mức Chưa Đạt: Học sinh thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm với bản thân và tập thể. 4. Phẩm chất: Đoàn kết Mức Tốt: Học sinh hòa đồng, biết lắng nghe và giúp đỡ bạn bè trong học tập và cuộc sống. Mức Khá: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhóm nhưng cần cải thiện kỹ năng phối hợp. Mức Đạt: Học sinh có tinh thần đoàn kết nhưng đôi khi chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn. Mức Chưa Đạt: Học sinh chưa thể hiện được tinh thần đoàn kết, thường xuyên có mâu thuẫn với bạn bè. |
* Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm 2024 - 2025? chỉ mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Học sinh THPT phải có hành vi ứng xử, trang phục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể:
Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh
1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.
Như vậy, học sinh THPT phải có hành vi ứng xử, trang phục như sau:
- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.
Đánh giá thường xuyên học sinh THPT theo Thông tư 22 được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, việc đánh giá thường xuyên học sinh THPT theo Thông tư 22 được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?