Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào? Các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước thời gian nào?

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

- Thi công công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, phương án phòng ngừa thiên tai;

- Không vứt, bỏ vật liệu, phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy;

- Khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục; tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của công trình và đôn đốc thực hiện phương án phòng ngừa thiên tai;

- Hạ thấp các thiết bị trên cao, đưa các phương tiện dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn vật liệu gọn gàng, đưa thiết bị vào bãi, chuẩn bị vật tư ứng cứu, sửa chữa những hư hỏng công trình đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn êm thuận trong mọi tình huống;

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu, lệnh điều động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các cơ quan, đơn vị đầu tư xây dựng phải hoàn thành các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước thời gian nào?

Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Điều 9. Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Người quản lý, sử dụng đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ theo phạm vi quản lý, có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sau:
[...]
3. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải hoàn thành các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước mùa mưa, bão.
[...]

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải hoàn thành các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước mùa mưa, bão.

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng được quy định như thế nào?

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Khi thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm triển khai khắc phục ngay hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đường bộ. Hoạt động này gồm một hoặc một số công việc sau:

- Cử người chốt trực, căng dây, rào chắn, lắp đặt biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn tuyến bị hư hại; thu dọn, san, sửa để bảo đảm giao thông tối thiểu 01 làn đường đi lại an toàn. Những đoạn đường hoặc công trình bị hư hại nặng phải làm rào chắn, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp chiều sâu ngập nước lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh phải cắm cọc tiêu, cắm phao tiêu, cột thủy chí, phối hợp với chính quyền địa phương làm rào chắn, phân luồng hoặc cấm phương tiện qua lại hoặc điều tiết giao thông và cảnh báo khác nếu cần;

- Cột điện, cây đổ xuống đường; bùn, đất, đá, sỏi cuội, cây, rác trôi tràn nền, mặt đường, lấp tắc hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy của cống, rãnh, dưới cầu: tập trung cưa, chặt, thu dọn cây đổ, di chuyển cột điện ra khỏi phạm vi mặt đường; hót dọn nền, mặt đường; khơi thông lòng cống, rãnh, sông, suối dưới cầu để thông xe an toàn;

- Sạt lở đất, đá ta luy dương xuống nền, mặt đường: đào, cậy phá các tảng đá kém ổn định, hót dọn sụt lở ta luy dương; khi cần gia cố ổn định chân ta luy dương thì sử dụng kè rọ thép đã hộc hoặc giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn để thông xe an toàn;

- Khi sạt lở ta luy âm, lún sụt lấn vào nền, mặt đường: tùy theo địa hình thực tế, thực hiện gia cố ta luy âm bằng xếp kè rọ thép đá hộc hoặc dùng cọc thép hình hoặc cọc cừ tạo tường chắn chống sụt hoặc giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; khi sạt lở taluy âm, bề rộng mặt đường còn lại ≤ 3,0 m, thực hiện lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4,0 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;

- Cầu nhỏ, cống, ngầm, tràn, đường cứu nạn, hệ thống thoát nước bị xói, sạt lở, bong bật, ngập úng cục bộ, các trường hợp hư hỏng khác gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên đường bộ, an toàn công trình: thực hiện khơi thông, vét bùn, đất, đá bảo đảm thoát nước; gia cố các hư hỏng bằng một hoặc một số vật liệu, như: bê tông xi măng, bê tông cốt thép, rọ thép đá hộc, hoặc hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết cấu tương đương để thông xe an toàn;

- Lề đường bị xói, trôi: gia cố lề đường bằng rọ thép đá hộc, hoặc hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết cấu tương đương để thông xe an toàn;

- Mặt đường bị lún sụt, cao su, sình lún, ổ gà, nứt, vỡ mặt đường: san gạt, bảo đảm êm thuận mặt đường; sau khi thời tiết cho phép, gia cố hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết cấu tương đương để thông xe an toàn;

- Các công trình trạm thu phí, trạm dừng nghỉ bị thiệt hại, hư hỏng mái nhà và các công trình khác phụ trợ, thiết bị hư hỏng: sửa chữa, thay thế, bổ sung để hướng dẫn, bảo đảm giao thông được an toàn, thông suốt;

- Hệ thống báo hiệu đường bộ, công trình an toàn đường bộ bị đổ, hư hỏng: sửa chữa, thay thế, bổ sung ngay để hướng dẫn, bảo đảm giao thông được an toàn, thông suốt;

- Trường hợp khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản này vượt quá khả năng thực hiện của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, huy động thêm các đơn vị khác tham gia để khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra;

- Cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ theo phạm vi quản lý, giao tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay các công việc khảo sát, thiết kế, giám sát đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản này;

- Trường hợp khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h khoản này, Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo về quy mô, giải pháp sửa chữa, gia cố khắc phục đối với quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ 2024.

Công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian bảo lãnh bảo hành có thể ngắn hơn so với thời gian bảo hành công trình xây dựng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đưa vào kinh doanh bao gồm những phần nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là gì? Thông tin nào cần phải công khai trước khi đưa vào kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tổ chức đánh giá định kỳ an toàn vận hành công trình bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn nào được đưa vào kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng chấm dứt trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được giao xây dựng phải thực hiện các công việc gì sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình xây dựng
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào