Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Luật An toàn thực phẩm mới nhất năm 2025 là Luật An toàn thực phẩm 2010.
Luật An toàn thực phẩm 2010 được ban hành ngày 17/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011 đến nay, gồm 11 Chương và 72 Điều.
Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010 còn hiệu lực:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
- Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
- Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương
- Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 31/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
- Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
- Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước
[...]
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách gì về an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm:
- Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.
- Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
- Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
- Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
- Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền dưới đây:
- Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy.
- Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tra cứu phạt nguội qua VNeTraffic từ năm 2025?
- Đã có Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế?
- Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Ngày 8 tháng 1 là ngày gì? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?