Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Ngày 24/12/2024, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Theo đó, Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Đồng thời, Thông tư 57/2024/TT-NHNN áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
- Công ty tài chính tổng hợp.
- Công ty tài chính chuyên ngành.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
* Thông tư 57/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2024.
Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tổ chức dưới những hình thức nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như sau:
Điều 4. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tổ chức dưới hình thức pháp lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tổ chức dưới hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng.
[....]
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tổ chức dưới hình thức pháp lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tổ chức dưới hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:
- Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký và các văn bản lập theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-NHNN là bản gốc; các văn bản khác là bản sao có chứng thực, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được lập 01 bộ bằng tiếng Việt, trừ trường hợp Thông tư 57/2024/TT-NHNN có quy định khác.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được lập thành 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Việt và 01 bộ bằng tiếng Anh), trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác, trong đó:
+ Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
++ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
++ Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
++ Các văn bản khác được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản này;
+ Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
+ Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
- Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?