Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
- Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
- 12 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội?
- Người tiêu dùng thực phẩm có quyền và nghĩa vụ gì?
Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
Ngày 21/11/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2024 TP Hà Nội về đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Theo đó, thời gian triển khai kế hoạch đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 diễn ra từ ngày 15/12/2024 đến hết ngày 15/3/2025, nhằm mục đích:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
- Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo quản lý An toàn thực phẩm của các cấp, các ngành; triển khai các biện pháp bảo đảm An toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 của các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm An toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025? (Hình từ Internet)
12 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội?
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2024 TP Hà Nội, có 12 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội gồm:
- Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
- Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
- Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt thực phẩm.
- Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết, mùa lễ hội là trách nhiệm của toàn dân.
- Không lạm dụng rượu, bia để Tết Ất Tỵ trọn niềm vui.
- Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe.
Người tiêu dùng thực phẩm có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm là:
- Quyền:
+ Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
- Nghĩa vụ:
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
+ Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?