Các lưu ý khi tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Các lưu ý khi tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Ngày 04/11/2024, Cục an toàn thực phẩm ban hành Công văn 2792/ATTP-SP năm 2024 hướng dẫn phân loại sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố
Trong đó, liên quan đến việc tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã lưu ý khi tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành sau đây:
- Về phân nhóm sản phẩm: căn cứ Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng, nội dung ghi nhãn sản phẩm và thành phần, hướng dẫn sử dụng,…để phân loại.
- Về trình tự, thủ tục tự công bố và đăng ký bản công bố thực phẩm: thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Tự công bố) và Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Đăng ký bản công bố).
- Về dịch thuật tài liệu kèm theo hồ sơ công bố: phải dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Về nội dung giấy chứng nhận CFS/HC/CE: phải phù hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đối với CFS phải phù hợp với quy định khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Về thời hạn hiệu lực Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm và thời gian kiểm nghiệm định kỳ: Nghị định 15/2018/NĐ-CP không quy định thời hạn hiệu lực Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và thời gian kiểm nghiệm định kỳ.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP chỉ yêu cầu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; không quy định kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, nhưng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải kê khai chỉ tiêu chất lượng chủ yếu vào mục II Bản công bố sản phẩm quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Phiếu kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
- Về ngưỡng dung nạp của các vitamin và khoáng chất: đối với thực phẩm bổ sung phải đạt 10%RNI theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 43/2014/TT-BYT và không được vượt ngưỡng dung nạp tối đa theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT.
Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương phải tăng cường công tác hậu kiểm sau khi tổ chức, cá nhân tự công bố và đăng ký bản công bố, tránh việc tự công bố không đúng phân loại sản phẩm...
Trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng trên các ứng dụng mà chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố hoặc chưa nộp bản tự công bố đến cơ quan nhà nước.
Các lưu ý khi tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Có các biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2025?
Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2025 được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cần chuẩn bị những sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xin cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hồ sơ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ trưởng Bộ Công thương;
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?
- Nội dung quy hoạch phân khu đô thị từ 01/07/2025 là gì?
- Khối thi đua thuộc Bộ Giao thông Vận tải có bao nhiêu Khối phó? Khối phó có được sử dụng con dấu hay không?
- Thời hạn quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 01/07/2025 là bao lâu?