Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Đã có Thông tư 51/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Ngày 31/12/2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 51/2024/TT-BYT quy định về thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 51/2024/TT-BYT quy định về các vấn đề dưới đây:

- Dịch vụ công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Nội dung kế hoạch can thiệp và đánh giá kế hoạch can thiệp.

Thông tư 51/2024/TT-BYT áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức bệnh viện.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/01022025/co-so-kham-benh.jpg

Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? (Hình từ Internet)

Dịch vụ công tác xã hội trong cơ sở khám chữa bệnh với người bệnh gồm những dịch vụ gì?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 51/2024/TT-BYT, dịch vụ công tác xã hội trong cơ sở khám chữa bệnh với người bệnh bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ dưới đây:

- Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khẩn cấp cho người bệnh:

+ Đánh giá nguy cơ, nhu cầu về tâm lý, xã hội để sàng lọc, phân loại người bệnh.

Trong quá trình đánh giá, lưu ý người bệnh là trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người bị rối loạn sức khỏe tâm thẫn, người cao tuổi là nạn nhân của bạo lực, bạo hành, xâm hại, thảm họa hoặc nghi ngờ là nạn nhân của bạo lực, bạo hành, xâm hại và các trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp khác.

+ Phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị và các cơ quan chức năng liên quan để hỗ trợ các vấn đề tâm lý, xã hội và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của người bệnh về chăm sóc y tế, tài chính, nước uống, thực phẩm, quần áo, đồ dũng thiết yếu phù hợp với tỉnh hình thực tế của người bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi người bệnh tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an hoặc các cơ quan, tổ chức khác phù hợp với nhu cầu hỗ trợ của người bệnh.

- Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, can thiệp và phục hồi cho người bệnh: Ngoài việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp khẩn cấp cho người bệnh, việc cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, can thiệp và phục hồi cho người bệnh thực hiện như sau:

+ Tổ chức tiếp đón, tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

+ Lập Hồ sơ Công tác xã hội (trong trường hợp cần thiết và phù hợp) theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 51/TT-BYT năm 2024.

+ Lập, triển khai kế hoạch can thiệp, trợ giúp người bệnh gồm một hoặc nhiều hoạt động sau:

++ Tư vấn, cung cấp thông tin, giới thiệu về:

+++ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.

+++ Chương trình, chính sách xã hội về khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và các chế độ chính sách khác có liên quan đến người bệnh;

+++ Hỗ trợ giải đáp ý kiến thắc mắc của người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

++ Hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người bệnh; thực hiện các kỹ thuật của công tác xã hội để hỗ trợ người bệnh.

+ Giám sát, đánh giá các hoạt động can thiệp gồm:

++ Thường xuyên đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch để nếu cần thiết thì điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

++ Trường hợp đã thực hiện hết nội dung trong kế hoạch và đánh giá là người bệnh không còn nhu cầu tiếp tục hỗ trợ thì kết thúc kế hoạch và thực hiện lưu trữ Hồ sơ Công tác xã hội theo quy định cùng Hồ sơ bệnh án để quản lý người bệnh toàn diện.

++ Trường hợp đã thực hiện hết nội dung trong kế hoạch và đánh giá là người bệnh còn nhu cầu hỗ trợ thì tùy theo nhu cầu hỗ trợ của người bệnh mà thực hiện việc lập kế hoạch can thiệp mới hoặc thực hiện việc chuyển gửi người bệnh đến cơ sở trợ giúp phù hợp.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe:

+ Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

+ Phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lập kế hoạch truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

+ Phối hợp xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo, các kênh thông tin nội bộ và trên nền tảng số.

- Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội:

+ Làm đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực để thực hiện hoạt động công tác xã hội, bao gồm cả việc vận động nguồn lực hỗ trợ cho cá nhân người bệnh.

+ Tổ chức vận động nguồn lực để thực hiện hoạt động công tác xã hội theo kế hoạch vận động nguồn lực và quy định của pháp luật.

Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám chữa bệnh nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động khám chữa bệnh dưới đây:

- Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.

Xem thêm: Đề xuất quy định cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
08 trường hợp được đăng ký KCB tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã hoàn thành đào tạo chuyên khoa thì có cần phải thực hành khám bệnh chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của Quý 1 năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì? Triệu chứng nhiễm liên cầu lợn ở người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện mắt trung ương bảng giá cập nhật mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Kim Linh
89 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào