Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Bệnh X thực ra không phải là một bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để đại diện cho một mầm bệnh giả định có thể gây ra một đại dịch nghiêm trọng trong tương lai. Theo đó, khái niệm Bệnh X được tạo ra nhằm khuyến khích các dự án nghiên cứu của WHO tập trung vào các nhóm virus chung (ví dụ như flavivirus) thay vì chỉ nghiên cứu vào các chủng virus cụ thể (ví dụ như virus Zika), nhờ đó cải thiện khả năng phản ứng của WHO trước các chủng virus mới.
Căn cứ theo Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa ban hành kèm theo Thông tư 30/2023/TT-BYT như sau:
Như vậy, bệnh COVID 19 thuộc chuyên khoa truyền nhiễm là bệnh được khám chữa bệnh từ xa theo quy định. Bệnh COVID 19 có mã ICD-10 là U07.1.
Vừa rồi là thông tin về câu hỏi: "Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa hay không?"
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID-19 có thuộc bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa hay không? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Theo quy định Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như sau:
[1] Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
[2] Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
- Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
[3] Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[4] Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
[5] Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
[6] Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
[7] Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
[8] Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
[9] Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
[10] Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?