Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?

Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay? Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như thế nào?

Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định về áp dụng Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật như sau:

Điều 4. Áp dụng Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật
Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật là căn cứ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Theo đó, Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế là căn cứ để cơ sở khám chữa bệnh chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg. Hiện nay, Danh mục phẫu thuật thủ thuật theo Thông tư 50 bao gồm 26 chuyên khoa, chuyên ngành.

Xem chi tiết Danh mục phẫu thuật thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay tại đây. Tải về.

Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?

Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay? (Hình từ Internet)

Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như sau:

[1] Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt

- Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.

- Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.

[2] Phẫu thuật, thủ thuật loại I

- Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

- Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

[3] Phẫu thuật, thủ thuật loại II

- Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.

- Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế thông dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

[4] Phẫu thuật, thủ thuật loại III

- Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.

- Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế thông dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.

Phân loại phẫu thuật, thủ thuật phải dựa trên các điều kiện nào?

Theo quy định Điều 2 Thông tư 50/2014/TT-BYT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật phải dựa trên các điều kiện dưới đây:

- Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật, thủ thuật.

- Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.

- Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.

- Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.

- Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của Quý 1 năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì? Triệu chứng nhiễm liên cầu lợn ở người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện mắt trung ương bảng giá cập nhật mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
18 dữ liệu cung cấp cho Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt chỉ được thực hiện bởi những người hành nghề là Công dân Việt Nam đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2027, khai thác và sử dụng dữ liệu của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Dương Thanh Trúc
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào