Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch?
Lập xuân là thời điểm bắt đầu cho một năm mới vì vậy tiết Lập Xuân không quá lạnh như mùa đông nhưng cũng không nóng bức như mùa hè. Lập xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, vì vậy nó mang ý nghĩa của sự khởi đầu. Bình thường, lập xuân sẽ bắt đầu vào tháng một âm lịch.
Ngày Lập xuân thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch và kết thúc vào khoảng ngày 18 hoặc 19 tháng 2 dương lịch hàng năm.
Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
Khung giờ hoàng đạo trong ngày lập xuân 2025:
- Giờ Dần (3 – 5 giờ sáng): Tốt cho lễ cúng khai xuân.
- Giờ Mão (5 – 7 giờ sáng): Thích hợp cho việc xuất hành và bắt đầu công việc mới.
- Giờ Ngọ (11 giờ trưa – 1 giờ chiều): Thích hợp để thực hiện các giao dịch, khai trương.
- Giờ Thân (15 – 17 giờ chiều): Thời điểm lý tưởng để sum họp gia đình và tổ chức lễ hội.
Như vậy, Lập Xuân 2025 rơi vào ngày 4/2/2025 (tức mùng 7 tháng Giêng Âm Lịch).
Lưu ý: Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ? chỉ mang tính chất tham khảo.
Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Tết âm lịch 2025, người dân có được sử dụng pháo hoa không?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như sau:
Điều 14. Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
[...]
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
[...]
Như vậy, người dân được phép sử dụng và bắn pháo hoa vào dịp Tết âm lịch 2025 nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và mua pháo hoa tại tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Pháo hoa sử dụng để đốt phải được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?