Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?

Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào? Ngày Quốc tế Ôm tự do có phải ngày lễ lớn không?

Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?

Ngày Quốc tế Ôm tự do hay chiến dịch Free Hugs được khởi xướng vào năm 2004, do Juan Mann, một người Úc khi anh cảm thấy quá cô đơn, mệt mỏi bởi cuộc sống thực tại. Trên đường phố Sydney, Juan Mann đã cầm tấm bảng có dòng chữ “FREE HUGS” để chờ một cái ôm từ người lạ. Sau khoảng thời gian rất lâu kiên nhẫn chờ đợi mà chưa có ai ôm mình, anh bắt gặp một bà cụ kể về ngày kỉ niệm của con gái cụ, người đã mất bởi một vụ tai nạn xe hơi. Sau khi nghe cụ tâm sự, Juan Mann đã sụp người xuống và ôm chặt lấy người phụ nữ này.

Ngày Quốc tế Ôm tự do được bắt đầu từ cái ôm của chàng trai người Úc cô đơn Juan Mamn, tuy nhiên sau đó đã trở thành một phong trào được lan rộng khắp nước Úc rộng lớn và tới châu Mỹ.

Ngày Quốc tế Ôm tự do (International Free Hugs Day) là dịp để mỗi người thể hiện lòng biết ơn, sự cảm thông, chia sẻ và lan toả tình yêu thương thông qua những cái ôm.

Ngày Quốc tế Ôm tự do được được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 hàng năm nhằm khuyến khích mỗi người chúng ta thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn, sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh thông qua một cái ôm để họ cảm thấy tốt hơn, lan toả tình yêu thương đến với tất cả mọi người.

Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?

Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào? (Hình từ Internet)

Ngày Quốc tế Ôm tự do có phải ngày lễ lớn không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Ngày Quốc tế Ôm tự do (ngày 4 tháng 12) không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam.

Ngày Quốc tế Ôm tự do người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động có 06 kỳ nghỉ lễ tết được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:

- Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)

- Tết Âm lịch

- Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)

- Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)

- Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/3 âm lịch)

Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, Ngày Quốc tế Ôm tự do (ngày 4 tháng 12) không được xem là một ngày nghỉ lễ tết.

Do đó, Ngày Quốc tế Ôm tự do (ngày 4 tháng 12) người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, nếu người lao động có nhu cầu muốn được nghỉ vào ngày này có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách xin nghỉ trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương và được người sử dụng lao động đồng ý.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên cồn là ở đâu? Cồn và cù lao khác nhau thế nào? Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được diễn ra ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết thư gửi chú bộ đội nhân ngày 22/12 ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc lá nung nóng là gì? Các loại thuốc lá nung nóng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
4 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 4 12 âm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Link đăng kí xác nhận tổ chức thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng sơ khảo - cấp trường (Vòng 7) chi tiết? Quy định tổ chức vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Tuấn Kiệt
34 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào