Điều kiện đường giao thông phục vụ chữa cháy tại các chung cư mini ở TP. HCM?
Điều kiện đường giao thông phục vụ chữa cháy tại các chung cư mini ở TP. HCM?
Ngày 31/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 101/2024/QĐ-UBND quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chung cư mini ở TP. HCM (nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)
Về nguyên tắc
- Đảm bảo tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định Luật Nhà ở năm 2023 và pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
(Điều 3 Quyết định 101/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM)
Về điều kiện đường giao thông để phương tiện PCCC thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chung cư mini ở TP.HCM là:
[1] Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện để phương tiện chữa cháy lưu thông đảm bảo thông suốt, an toàn và phải tiếp cận được vị trí nhà ở.
[2] Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chiều rộng mặt đường thông thủy không nhỏ hơn 3,50 mét.
- Chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,50 mét và bảo đảm thông thoáng tại mọi thời điểm theo yêu cầu tại mục 6.2.7 QCVN 06:2022/BXD.
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu theo tim đường là 15,0 mét (Bảng 1 điểm 2.2.1.2 QCVN 07-4:2023/BXD và Bảng 18 mục 11.3 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13592:2022 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế).
- Bán kính rẽ xe tại nút giao cùng mức phải đảm bảo bán kính rẽ xe có hiệu tối thiểu là 10,0 mét và bán kính bó vỉa tối thiểu là 3,0 mét[1].
- Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu liên quan theo quy định tại mục 6.2 và mục 6.5 của QCVN 06:2022/BXD.
- Kết cấu mặt đường phải bảo đảm chịu được tải trọng của chủng loại phương tiện chữa cháy của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
(Điều 4 Quyết định 101/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM)
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quyết định này. Tổng hợp, xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện. Trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết theo quy định.
- Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức phối hợp với các đơn vị có liên quan
+ Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định này cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo phạm vi quản lý thuộc thẩm quyền quy định.
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động xây dựng liên quan các quy định tại khoản 3 Điều 54, điểm c khoản 3 Điều 57 Luật Nhà ở 2023 đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy theo quy định tại Quyết định này và quy định pháp luật hiện hành.
+ Các vấn đề phát sinh, vướng mắc (nếu có), đề xuất gửi Sở Giao thông vận tải để tổng hợp để giải quyết hoặc báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét.
(Điều 5 Quyết định 101/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM)
Điều kiện đường giao thông phục vụ chữa cháy tại các chung cư mini ở TP. HCM? (Hình từ Internet)
Công tác phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư được quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định về công tác phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư như sau:
- Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
- Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.
Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng hiện nay?
Tại Điều 39 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 có quy định về trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.
- Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?