Phương án chữa cháy của cơ sở được tổ chức thực tập như thế nào?
Phương án chữa cháy của cơ sở được tổ chức thực tập như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định như sau:
Điều 10. Thời hạn thực tập phương án chữa cháy
1. Phương án chữa cháy cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
Như vậy, phương án chữa cháy của cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.
Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
Phương án chữa cháy của cơ sở được tổ chức thực tập như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở gồm những gì?
Theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở như sau:
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở (Mẫu số PC19);
+ Phương án chữa cháy cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).
Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy thuộc cơ quan nào?
Theo Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy như sau:
- Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phương án chữa cháy cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý;
- Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phương án chữa cháy cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
- Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện theo thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và lưu phương án chữa cháy cơ sở đã được phê duyệt; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ từ ngày 01/01/2025?
- Chi tiết 02 đợt tăng lương hưu theo Nghị định 75?
- Không xây dựng phương án chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?