Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT?

Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT?

Chất thải rắn sinh hoạt là gì?

Căn cứ theo tiết 1.3.1 Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN61-MT:2016/BTNMT quy định như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
[...]
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt, sau đây viết tắt là CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
1.3.2. Lò đốt CTRSH là hệ thống thiết bị xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt kèm theo hệ thống xử lý khí thải.
1.3.3. Vùng đốt (hoặc buồng đốt) là các khu vực sử dụng nhiệt để đốt CTRSH, gồm có:
a) Vùng đốt sơ cấp là vùng đốt chuyển hóa CTRSH thành thể khí và thể rắn (tro xỉ, bụi);
b) Vùng đốt thứ cấp là vùng đốt các thành phần của dòng khí thoát ra từ vùng đốt sơ cấp.
1.3.4. Thời gian lưu cháy là thời gian dòng khí lưu chuyển từ Điểm vào đến Điểm ra của vùng đốt thứ cấp ở Điều kiện nhiệt độ quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.
1.3.5. Khí thải là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ lò đốt CTRSH.
[...]

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/15102024/chat-thai-ran-sinh-hoat.jpg

Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT?

Căn cứ theo tiết 2.1.3 Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN61-MT:2016/BTNMT, ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng các các yêu cầu kỹ thuật cơ bản dưới đây:

- Chiều cao ống khói được tính toán bảo đảm yêu cầu về chất lượng môi trường không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường, nhưng không được thấp hơn 20 m tính từ mặt đất. Trường hợp trong phạm vi 40 m tính từ chân ống khói có vật cản cố định ảnh hưởng đến quá trình phát tán khí thải thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 03 m so với Điểm cao nhất của vật cản;

- Ống khói phải có Điểm (cửa) lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều từ 90 mm đến 110 mm, có nắp đậy để Điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác bảo đảm an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu.

Điểm lấy mẫu phải nằm trong Khoảng giữa hai vị trí sau:

+ Cận dưới: Phía trên Điểm cao nhất của mối nối giữa ống dẫn từ hệ thống xử lý khí thải với ống khói một Khoảng cách ít nhất 08 lần đường kính trong lớn nhất của ống khói;

+ Cận trên: Phía dưới miệng ống khói một Khoảng cách ít nhất 02 lần đường kính trong lớn nhất của ống khói tính từ miệng ống khói.

Hộ gia đình không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
2. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
[...]

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
[...]
2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
[...]

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
[...]
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, hộ gia đình có hành vi không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chất thải rắn sinh hoạt
Hỏi đáp Pháp luật
Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất thải rắn sinh hoạt
Nguyễn Thị Kim Linh
162 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào