Hướng dẫn quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chi tiết 2025?
Hướng dẫn quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chi tiết 2025?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chi tiết 2025 như sau:
Bước 1: Phủ đất lên trên bãi rác
Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm.
Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh;
Bước 2: Bãi chôn lấp chất thải rắn có nhiều ô chôn lấp
Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Bước 3: Lập báo cáo hiện trạng bãi chôn lấp
- Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản 3 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Lưu ý: Chủ xử lý chất thải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp theo quy định.
Hướng dẫn quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chi tiết 2025? (Hình từ Internet)
Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động như sau:
Điều 32. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động
[....]
4. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
5. Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên định bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
6. Bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường.
[....]
Như vậy, việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh;
- Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản này;
- Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77, khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 59 Nghị định 08/2022/NĐ-CP để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?