Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025? Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Điều 4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
[...]
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt
a) Bố trí khu vực tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải và phù hợp với khả năng tiếp nhận, công suất xử lý của cơ sở; hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;
b) Chuyển giao chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế sau phân loại cho tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc tự xử lý theo quy định;
c) Vận hành cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt không vượt quá công suất thiết kế; bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết;
đ) Chất thải phát sinh phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chuyển giao xử lý theo quy định.
[...]

Như vậy, từ 03/02/2025, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt như sau:

- Bố trí khu vực tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải và phù hợp với khả năng tiếp nhận, công suất xử lý của cơ sở; hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;

- Chuyển giao chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế sau phân loại cho tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc tự xử lý theo quy định;

- Vận hành cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt không vượt quá công suất thiết kế; bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết;

- Chất thải phát sinh phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chuyển giao xử lý theo quy định.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025? (Hình từ Internet)

Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận được thực hiện như sau:

(1) Công tác chuẩn bị

- Bố trí người lao động thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân; người lao động điều khiển phương tiện thu gom cơ giới;

- Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động (quần, áo, giầy, ủng, mũ, găng tay, khẩu trang,...), thiết bị báo hiệu, biển cảnh báo, chổi, xẻng và các dụng cụ lao động cần thiết khác;

- Kiểm tra phương tiện thu gom cơ giới (xe cuốn ép, xe ô tô tải, xe ô tô tải thùng rời hoặc phương tiện khác) đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, an toàn giao thông vận tải và bảo vệ môi trường theo quy định.

(2) Thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân

- Di chuyển phương tiện thu gom từ điểm lưu giữ phương tiện đến vị trí thu gom theo lịch trình được phân công; dừng phương tiện, phát tín hiệu dừng đỗ; đặt biển cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông; báo hiệu thời điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt tới các hộ gia đình, cá nhân;

- Hỗ trợ, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân bỏ chất thải rắn sinh hoạt vào đúng vị trí trên phương tiện thu gom; có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương hoặc giao chất thải không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố; vệ sinh vị trí thu gom, thu biển cảnh báo, phát tín hiệu di chuyển trước khi di chuyển đến vị trí thu gom tiếp theo;

- Thu gom chất thải cho đến khi đạt tải trọng của phương tiện thu gom cơ giới. Di chuyển đến cơ sở tiếp nhận theo lịch trình được phân công, phù hợp với kế hoạch tiếp nhận chất thải của cơ sở tiếp nhận;

- Di chuyển phương tiện thu gom qua trạm cân khi vào và ra khỏi cơ sở tiếp nhận để xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt; xuất trình lệnh vận chuyển; nhận phiếu cân giao nhận chất thải; chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt và nước rỉ rác (nếu có) theo quy định; qua trạm rửa xe để đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi ra khỏi cơ sở tiếp nhận;

- Tiếp tục thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy trình kỹ thuật tại khoản này cho đến hết ca làm việc.

(3) Kết thúc ca làm việc

- Di chuyển phương tiện thu gom về điểm lưu giữ phương tiện;

- Kiểm tra, vệ sinh, tập kết phương tiện thu gom, dụng cụ lao động vào vị trí quy định và bàn giao cho ca làm việc tiếp theo;

- Nộp phiếu cân giao nhận chất thải cho người có thẩm quyền;

- Tổng hợp số chuyến, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom và chuyển giao cho cơ sở tiếp nhận trong ca làm việc; thông tin hộ gia đình, cá nhân không phân loại, bỏ chất thải vào bao bì, thùng chứa đúng quy định, giao chất thải rắn sinh hoạt không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố; kịp thời phản ánh đến người có thẩm quyền trong đơn vị công tác để có biện pháp xử lý, quản lý theo quy định.

Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Điều 75. Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
[...]

Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 03 loại gồm:

(1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

(2) Chất thải thực phẩm;

(3) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Lưu ý: Thông tư 35/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2025.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất thải rắn sinh hoạt
Lê Nguyễn Minh Thy
10 lượt xem
Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chất thải rắn sinh hoạt
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình kỹ thuật vệ sinh điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý từ 03/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo QCVN61-MT:2016/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn sinh hoạt có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào