Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì chất thải rắn sinh hoạt (còn được gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 sau đây: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Theo đó, hộ gia đình cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại thực hiện quản lý như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Nhà nước khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị.

Ngoài ra, mức xử phạt hành chính đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Danh sách văn bản hướng dẫn chất thải rắn sinh hoạt (Hình từ Internet)

2. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Theo Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

3. Tổng hợp văn bản hướng dẫn về chất thải rắn sinh hoạt

1

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 431147 có hiệu lực 01/01/2022 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Mục 2 Chương VI Luật này. Một số quy định nổi bật là thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 77, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 79.

2

Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ các thành phần môi trường; phân vùng môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi trường; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và cung cấp dịch vụ công trực tuyến về bảo vệ môi trường. 

Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Mục 2 Chương V. Một số quy định nổi bật là quản lý chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan, tổ chức, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tại Điều 58, lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 59.

3

Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực 25/08/2022 quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.  Mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường được thể hiện tại Điều 26 Chương 2 Nghị định này.

4

Thông tư 35/2024/TT-BTNMT về Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ban hành

Thông tư 35/2024/TT-BTNMT có hiệu lực 03/02/2025 quy định quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại. Một số quy định nổi bật là quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết đến cơ sở tiếp nhận, từ trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý tại Điều 7, quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế tại Điều 12, quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở xử lý chất thải thực phẩm thành mùn tại Điều 15.

5

Thông tư 03/2016/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Thông tư 03/2016/TT-BTNMT có hiệu lực 01/05/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

6

Quyết định 1326/QĐ-BXD năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Quyết định 1326/QĐ-BXD có hiệu lực 03/11/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”.

7

Quyết định 1196/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 1196/QĐ-TTg có hiệu lực 23/07/2014 phê duyệt Đề án "Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt".

8

Quyết định 1062/QĐ-BTNMT năm 2024 Kế hoạch thực hiện quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định 1062/QĐ-BTNMT có hiệu lực 19/04/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.

9

Quyết định 1982/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia đối với Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Quyết định 1982/QĐ-BKHCN có hiệu lực 31/08/2023 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt - Yêu cầu thiết kế.

10

Quyết định 1354/QĐ-BXD năm 2017 về công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Xây dựng ban hành

Quyết định 1354/QĐ-BXD có hiệu lực  01/02/2018 ban hành kèm Công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.137.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!