Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024?

Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024? Quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ thế nào? Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ thế nào?

Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024?

Dưới đây là một số Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024 có thể tham khảo:

(1) Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024 - Mẫu số 1:

Tải về

(2) Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024 - Mẫu số 2:

Tải về

(3) Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024 - Mẫu số 3:

Tải về

(4) Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024 - Mẫu số 4:

Tải về

Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024?

Mẫu Báo cáo hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 năm 2024? (Hình từ Internet)

Quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như thế nào?

Theo Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:

(1) Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

(2) Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.

(3) Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

- Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

(4) Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

(5) Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

(6) Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ như thế nào?

Theo Điều 135 Bộ luật Lao động 2019 quy định chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ như sau:

- Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

- Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ.

- Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ.

- Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động.

- Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 19 11 là ngày gì của con trai? Ngày 19 11 là thứ mấy 2024? Ngày Quốc tế Đàn ông ở Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 19 11 cho người yêu ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày 19 tháng 11 có phải là lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến trục các tỉnh tại Việt Nam - Cập nhật 63 tỉnh thành 2024 theo Thông tư 25?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng 10 là rằm gì? Rằm tháng 10 gọi là Tết gì? Thắp hương vào Rằm T10 tại lễ hội có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sông Thái Bình ở tỉnh nào? Sông Thái Bình dài bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm tháng Chạp năm 2024 - tháng Giêng năm 2025: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Hạ Nguyên là Tết gì? Tết Hạ Nguyên 2024 là ngày mấy, thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
723 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào