Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động trồng trọt?

Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ theo Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 52/2013/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là các cây có độc tố gây nguy hiểm cho người, những cây ăn quả, các cây có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, bao gồm:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/13112024/cay-cam-trong.jpg

Trên đây là danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/13112024/cay-cam-trong%20(1).jpg

Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)

Thế nào là cây hằng năm?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3. Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.
4. Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn.
5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
6. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
7. Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ.
8. Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.
[...]

Theo đó, cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

Nhà nước có chính sách gì về hoạt động trồng trọt?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Trồng trọt 2018, các chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt đó là:

- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

+ Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt.

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt.

+ Hoạt động khoa học và công nghệ gồm:

++ Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch.

++ Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng.

+ Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

+ Hoạt động khoa học và công nghệ là nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;

+ Sản xuất lúa theo quy hoạch;

+ Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng;

+ Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng;

+ Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh;

+ Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động nêu trên và các hoạt động sau đây:

+ Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt.

+ Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

+ Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;

+ Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn;

+ Sử dụng phân bón hữu cơ.

Cây xanh đô thị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cây xanh đô thị
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn trồng cây xanh đô thị phải đúng kỹ thuật đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh đô thị bao gồm những loại cây nào? Trồng cây xanh trên khu vực công cộng không đúng quy định sẽ bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc quản lý cây xanh đô thị là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cây xanh đô thị
Nguyễn Thị Kim Linh
201 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào