Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?

Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?

Quy định pháp luật về nợ xấu như thế nào?

Tại Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nợ xấu như sau:

- Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;

- Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.

Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?

Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?

Căn cứ Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất như sau:

Điều 198. Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
1. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.
2. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.
4. Việc đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.

Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của khoản nợ đã mua.

Ngoài ra, việc đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như thế nào?

Theo Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm như sau:

Điều 199. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định như sau:

- Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;

- Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;

- Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;

- Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;

- Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;

- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Nợ xấu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nợ xấu
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là cơ quan gì? CIC được thu thập những thông tin nào? Quyền và nghĩa vụ của CIC ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại nợ xấu được quy định? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ xấu nhóm 3 là gì? Nợ xấu nhóm 3 sau bao lâu được xóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị vướng nợ xấu có mua xe máy trả góp được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online nhanh nhất năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nợ xấu
685 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào