Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không?

Cho tôi hỏi: Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không? Bao lâu thì người vay được xóa khoản nợ xấu? Anh Hùng - Đà Lạt

Nợ xấu là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Theo đó, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN phân loại các nhóm nợ xấu như sau:

Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn
....
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
.....
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Như vậy, Ngân hàng nhà nước quy định có 5 nhóm nợ xấu cụ thể:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không?

Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không? (Hình từ Internet)

Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không?

Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2020 quy định như sau:

Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, tại Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Như vậy, bị nợ xấu vẫn có thể đi xuất khẩu lao động, tuy nhiên nếu cá nhân bị nợ xấu không có tài sản đảm bảo, đến thời hạn mà không trả nợ và Ngân hàng đã khởi kiện thì chưa được xuất cảnh do đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự. Theo đó, sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Mẫu đơn xin xóa khóa danh sách nợ xấu mới nhất 2024?

Có thể tham khảo Mẫu đơn xin xóa khóa danh sách nợ xấu mới nhất 2024 dưới đây:

Mẫu đơn xin xóa khóa danh sách nợ xấu mới nhất 2024 Tại đây

Bao lâu thì người vay được xóa khoản nợ xấu?

Quy định theo Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5."
...

Đối chiếu với phân tích nêu trên thì khoản nợ xấu thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định như sau:

Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Theo đó, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Do đó, lịch sử tín dụng về nợ xấu sẽ được CIC xóa sau 05 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực tức là kể từ ngày tất toán khoản vay.

Trân trọng!

Nợ xấu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nợ xấu
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định như thế nào về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là cơ quan gì? CIC được thu thập những thông tin nào? Quyền và nghĩa vụ của CIC ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ xấu là gì? Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại nợ xấu được quy định? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ xấu nhóm 3 là gì? Nợ xấu nhóm 3 sau bao lâu được xóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị vướng nợ xấu có mua xe máy trả góp được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online nhanh nhất năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nợ xấu
Nguyễn Thị Hiền
7,943 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nợ xấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ xấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào