Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì?
Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Điều 62. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán
1. Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;
b) Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
[...]
Như vậy, để trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì? (Hình Từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã có nhiệm kỳ tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Điều 65. Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên khác của Hội đồng quản trị do Hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên bầu trong số thành viên chính thức. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Tổng số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài chiếm dưới 35% tổng số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
2. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị được thực hiện bằng phiếu kín.
3. Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần. Hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 06 tháng một lần.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã được xác định theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hợp tác xã.
Do đó, nhiệm kỳ cụ thể của thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã sẽ được quy định rõ trong Điều lệ hợp tác xã nhưng tối đa là 05 năm.
Thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Luật Hợp tác xã 2023, thì thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã bị miễn nhiệm trong trường hợp sau:
- Không còn đáp ứng điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị.
- Có đơn từ chức và được chấp thuận;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Tổ chức mà Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là người đại diện bị mất tư cách pháp nhân hoặc bị chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?